Đánh giá về đầu tư thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 61 - 64)

Stt Tên thiết bị Cán bộ quản lý (n=30) Giảng viên (n=70) Học sinh, sinh viên (n=300) Rất đầy đủ Tương đối

đầy đủ

Chưa đầy đủ

Rất đầy đủ Tương đối đầy đủ

Chưa đầy đủ

Rất đầy đủ Tương đối đầy đủ Chưa đầy đủ SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 01 Máy móc thí nghiệm và NCKH 11 36,7 18 60 1 3,3 20 28,6 49 70 1 1,4 171 57 120 40 9 3 02 Máy vi tính 17 56,7 13 43,3 0 0 29 41,4 41 58,6 0 0 126 42 159 53 15 5 03 Máy chiếu 25 83,3 5 16,7 0 0 55 78,6 15 21,4 0 0 169 56,3 131 43,7 0 0 04 Mơ hình 16 53,3 12 40 2 6,7 39 55,7 29 41,4 2 2,9 149 49,7 139 46,3 12 4 05 Tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ 15 50 14 46,7 1 3,3 34 48,6 32 45,7 4 5,7 120 40 165 55 15 5 06 Mẫu vật, tiêu bản 20 66,7 8 26,6 2 6,7 34 48,6 30 42,8 6 8,6 87 29 180 60 33 11 07 Đầu, đia CD, DVD 14 46,7 16 53,3 0 0 23 32,8 45 64,3 2 2,9 107 35,7 181 60,3 12 4 08 Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm 16 53,3 13 43,4 1 3.3 20 28,6 44 62,8 6 8,6 99 33 171 57 30 10 09 Trang web, phần mềm dạy học… 17 56,7 11 36,6 2 6,7 36 51,4 31 44,3 3 4,3 102 34 180 60 18 6

Từ bảng số liệu trên cho thấy: Mức độ đầu tư, mua sắm TBDH của nhà trường về cơ bản là đầy đủ đối với tất cả các loại thiết bị dạy học. Trong đó nhóm thiết bị, phương tiện như máy tính, máy chiếu và máy móc thí nghiệm đều được CBQL, giảng viên và HSSV đánh giá đầy đủ với tỷ lệ rất cao. Thực tế 100% các giảng đường, phòng học của nhà trường đều được trang bị máy tính, máy chiếu, camera và hệ thống âm thanh; tất cả các mơn học, học phần đều có giáo trình, tập bài giảng do nhà trường biên soạn và đầy đủ sách tham khảo cần thiết. Ngược lại một số thiết bị như: hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật, tiêu bản là nhóm thiết bị mà GV và HSSV đánh giá là vẫn còn chưa đầy đủ và tương đối đầy đủ. Khi được hỏi là tại sao có sự lựa chọn như vậy? hầu hết số GV và HSSV được hỏi đều có đồng quan điểm là: đây là nhóm thiết bị được sử dụng với tần suất cao hơn và đại trà đối với HSSV và cũng dễ hỏng, dễ vỡ hơn. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị đơi khi cịn chưa được cụ thể chi tiết; mặt khác, sự phối kết hợp giữa các cá nhân, đơn vị trong bộ máy quản lý TBDH nhiều lúc còn chưa khẩn trương, vẫn còn chậm trễ trong việc tái bổ sung hoặc sửa chữa các loại thiết bị. Điều này đôi khi gây nên sự chưa thỏa mãn nhu cầu so với nhu cầu sử dụng ở những thời điểm nhất định.

Đối với một số loại máy móc đắt tiền mà tần suất sử dụng khơng nhiều thì nhà trường tổ chức ký kết hợp đồng sử dụng cho cán bộ, giảng viên và HSSV đối với các cơng ty, xí nghiệp và các bệnh viện theo nhu cầu nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo.

2.3.4. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng thiết bị dạy học

Quản lý việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy hết tiềm năng của các loại thiết bị, hiệu quả sử dụng các loại thiết bị đối với mục tiêu giáo được nâng cao và tiết kiệm được kinh phí đầu tư mua sắm cho nhà trường. Trường cao đẳng Dược Phú Thọ đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồng thời cũng quy định trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong công

tác này. Chẳng hạn, nhà trường đã ban hành các văn bản quản lý như: nội quy phòng máy, nội quy phịng thực hành thí nghiệm, định mức hóa chất, vật liệu tiêu hao sử dụng cho các bài thực hành, thí nghiệm,… Để đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử TBDH hiện nay tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên, kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)