Cải tiến quản lý đầu tư mua sắm thiết bị dạy học để đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 82 - 85)

3.2. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược

3.2.2. Cải tiến quản lý đầu tư mua sắm thiết bị dạy học để đáp ứng yêu

của chương trình đào tạo

Như đã phần tích ở phần thực trạng đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục tại Trường cao đẳng Dược Phú Thọ cho thấy: về cơ bản thiết bị dạy học của nhà trường tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn cịn tình trạng thiếu cục bộ ở một số thiết bị trong những thời điểm nhất định.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm đáp ứng đầy đủ thiết bị dạy học với nhu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Việc đầu tư mua sắm phải kịp thời, trọng tâm, trọng điểm, tránh thất thốt lãng phí nguồn tài chính; tận dụng tối đa nguồn kinh phí của nhà trường

sử dụng cho đầu tư thiết bị dạy học và tranh thủ các nguồn kinh phí từ cơng tác xã hội hóa để trang bị thiết bị dạy học một cách hợp lý nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và tương xứng với tầm phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và có dự kiến cho những năm tiếp theo.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch mua sắm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho thiết bị dạy học của nhà trường.

Thứ nhất, hàng năm để chuẩn bị cho năm học mới nhà trường thơng qua các phịng chức năng cần kiểm kê, đánh giá hiện trạng của từng thiết bị và từng chi tiết của thiết bị dạy học để xác định số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

Căn cứ các tư liệu qua kết quả kiểm kê phòng Điện thiết bị và phòng Giáo tài của nhà trường lập danh mục các thiết bị, dụng cụ, hóa chất,... phải thanh lý loại bỏ do hư hỏng hoặc quá thời hạn sử dụng và danh mục những loại thiết bị dụng cụ, hóa chất cần mua bổ sung.

Đồng thời các khoa, bộ mơn căn cứ theo chương trình đào tạo của nhà trường, quy mô sinh viên và chiến lược phát triển của nhà trường để xây dựng các kế hoạch đầu tư mua sắm ngắn hạn, trung và dài hạn: đối với các loại thiết bị thuộc diện tiêu hao, dễ hỏng, dễ vỡ như: hóa chất, ống nghiệm, mẫu vật nhỏ,… cần đưa vào kế hoạch mua sắm ngắn hạn thường xuyên, có dự trữ. Đối với các thiết bị hiện đại đắt tiền hơn hoặc hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, sản xuất cần đưa vào kế hoạch mua sắm dài hạn để từng bước hiện đại hóa tồn bộ TBDH của nhà trường. Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác với các bệnh viện, các cơng ty, xí nghiệp sản xuất dược để giảng viên và HSSV được sử dụng nhiều hơn các thiết bị phục vụ cho quá trình đào tạo mà giảm được chi phí đầu tư của nhà trường.

Trên cơ sở đó lãnh đạo nhà trường tổ chức hội thảo giữa các đơn vị có liên quan, các phòng chức năng thực hiện công tác quản lý thiết bị: Phòng Điện - Thiêt bị, Phịng Giáo tài, Trung tâm Thí nghiệm, Trung tâm Thơng tin

- Thư viện, các khoa, bộ môn để thống nhất ý kiến và xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị dạy học cho nhà trường.

Khi mua sắm cần lựa chọn thiết bị có mẫu mã và kết cấu hợp lý; lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và chất lượng để đảm bảo hợp tác lâu dài nhằm mua sắm được những thiêt bị tốt, hiệu quả sử dụng cao phù hợp với nhu cầu đào tạo.

Xác định rõ danh mục thiết bị cần mua bổ sung hàng năm trên cơ sở đánh giá hiện trạng thiết bị dạy học, theo đề nghị của các khoa, bộ môn, của các phòng ban trực tiếp sử dụng thiết bị, theo quy mơ sinh viên và nguồn kinh phí của nhà trường.

Đối với các thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà không sửa chữa được thì phịng Giáo tài cần phối hợp với phịng Điện thiết bị và các đơn vị liên quan để mua sắm ngay phục vụ quá trình giảng dạy và học tập tránh tình trạng cần thiết phải sử dụng mà vẫn chưa có thiết bị.

Phân bổ hợp lý thiết bị dạy học cho các đơn vị quản lý đảm bảo sử dụng và khai thác với hiệu quả cao nhất.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Toàn thể cán bộ, GV và học sinh, sinh viên phải nhận thức đúng đắn và thực hiện đúng quy trình quản lý thiết bị dạy học. Đặc biệt đối với các tập thể và cá nhân được nhà trường phân công trực tiếp thực hiện công việc quản lý thiết bị dạy học cần thực hiện cơng việc một cách có trách nhiệm từ khâu xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ, tổ chức hướng dẫn sử dụng đến bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy học.

Định kỳ mỗi tháng một lần tổ chức kiểm kê toàn bộ thiết bị dạy học, đồng thời đối chiếu với yêu cầu sử dụng thiết bị phục vụ đào tạo trong thời gian tiếp theo để có kế hoạch mua sắm kịp thời.

Phịng Điện Thiết bị, Trung tâm Thí nghiệm và Trung tâm Thông tin – Thư viện là các đơn vị trực tiếp quản lý nhiều nhất các loại thiết bị dạy học

phải chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về thiết bị dạy học để GV và HSSV sử dụng thực hành trong mỗi tiết học.

Mọi thông tin, dữ liệu về quản lý thiết bị dạy học của nhà trường phải được ghi chép cụ thể trên sổ sách, giấy tờ, có hóa đơn chứng từ và các cơ sở dữ liệu kèm theo để thuận lợi cho quá trình thực hiện cơng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)