Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 78 - 80)

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc

Quản lý thiết bị dạy học phải tuân thủ nguyên tắc quản lý hệ thống: việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học không chỉ là công việc của GV và HSSV trong nhà trường mà nó cịn liên quan đến tất nhiều khâu và nhiều bộ phận khác nhau như: kế hoạch đào tạo, dự tốn kinh phí, kế hoạch mua sắm, kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng và các đối tượng như nhà sản xuất, nhà cung cấp… Do vậy các biện pháp quản lý cần phải đảm bảo việc thực hiện liên hoàn giữa các đơn vị và tuân thủ các nguyên tắc của quy trình quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Quản lý TBDH phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phải xuất phát từ những nghiên cứu thực trạng; đảm bảo các yêu cầu của nhà nước về quản lý tài sản, cơ sở vật chất đối với các trường tư thục. Đồng thời quản lý TBDH phải thúc đẩy được việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà

trường, khích lệ các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý thiết bị thực hiện một cách hiệu quả nhất.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, với khả năng của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên; có tác dụng hỗ trợ tồn bộ q trình quản lý của nhà trường, mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và học tập của học sinh,sinh viên.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Hiện nay nền kinh tế đất nước cịn gặp nhiều khó khăn và các nhà trường cũng vậy. Nguồn kinh phí của nhà trường khơng chỉ để dùng để đầu tư mua sắm thiết bị dạy học mà cịn phải đảm bảo chi phí rất nhiều hoạt động khác đặc biệt đối với các trường ngồi cơng lập khơng có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước. Vì vậy, trong cơng tác quản lý thiết bị dạy học phải rà soát tổng thể thiết bị dạy học để tiến hành thanh lý những cái quá cũ nát, hết hiệu quả sử dụng đồng thời nâng cấp sửa chữa những thiết bị cịn có thể sử dụng được tránh thất thốt, lãng phí tài chính của nhà trường.

Cùng với quá trình này nhà trường cũng phải luôn tính tốn cân đối kinh phí để từng bước nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ q trình đào tạo của nhà trường góp phần ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo; phát huy sự ảnh hưởng đến các trường khác trong khu vực, các trường cùng chuyên ngành đào tạo và trong cộng đồng dân cư.

3.1.5. Đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng các biện pháp quản lý thiết bị dạy học. Nó khơng chỉ địi hỏi việc xây dựng các biện pháp trên nền một hệ thống tri thức sâu, rộng, trên cơ sở tổng kết q trình phát triển lý luận mà cịn phải nhận thức được các quy luật khách quan của tự nhiên xã hội, của đất nước, bối cảnh chung của giáo dục và thực tiễn của nhà trường.

Các biện pháp quản lý thiết bị phải đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động quản lý, thể hiện chiến lược, sách lược phát triển của nhà trường. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tăng cường tính chủ động của chủ thể trong quá trình quản lý điều hành, giảm các nguy cơ rủi ro và tác động bất ổn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)