3.2. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược
3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả
thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV.
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Đội ngũ giảng viên, cán bộ hướng dẫn là những người trực tiếp sử dụng và tổ chức hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng thiết bị dạy học. Vì vậy họ có vai trị rất lớn trong việc quyết định hiệu quả sử dụng của thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học. Cho nên cần phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn họ để họ có thể sử dụng tốt các thiết bị dạy học phù hợp với chun mơn giảng dạy. Chính vì nhiệm vụ quan trọng của họ mà đòi hỏi họ phải là những người có trình độ chun mơn vững vàng, nắm vững lý thuyết và thành thạo kỹ năng thực hành. Họ sẽ là người thực hiện nghiên cứu, cải tiến và đề xuất việc tiếp cận ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các thiết bị hiện đại vào thực tế đào tạo của nhà trường.
Đặc biệt trong quá trình dạy học các thành tố như: mục đích, nội dung, phương pháp, thiết bị dạy học và giảng viên ln có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau và tác động mạnh mẽ lên đối tượng đào tạo là đông đảo học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng thiết bị, vì vậy cũng cần phải bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giảng viên và cán bộ hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên sự hứng thú của học sinh, sinh viên trong giờ học, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trước hết cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng đối với các thiết bị dùng chung cho tất cả cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thiết bị và giảng viên trong tồn trường để họ có thể hiểu được tính năng, cơng dụng và quy trình sử dụng các thiết bị này.
Lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và giao cho Phòng chức năng phụ trách công tác thiết bị xây dựng kế hoạch tập huấn, biên soạn tài liệu tập huấn
và thực hiện việc tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho cán bộ và giảng viên nhà trường. Thời gian tổ chức tập huấn phải căn cứ theo điều kiện cụ thể của nhà trường như: khi mua sắm nhiều thiết bị mới, khi tuyển dụng thêm nhiều cán bộ, giảng viên mới.
Đăng tải các bài viết có nội dung phân tích về vai trị, tính năng và cách thức sử dụng các loại thiết bị dạy học trên các phương tiện thông tin của nhà trường như: bản tin khoa học, trang thông tin điện tử,…
Tổ chức các hội nghị, hội thảo đánh giá rút kinh nghiệm về phương pháp, mức độ và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đối với quá trình và chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ đó có thể phổ biến, nhân rộng các phương pháp dạy học mới khai thác được tối đa hiệu quả sử dụng của các thiết bị dạy học hỗ trợ cho quá trình giảng dạy.
Trọng tâm của biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ hướng dẫn và HSSV cần lưu ý các nội dung sau:
Đối với các thiết bị hiện đại, các thiết bị máy móc liên hồn mang tính cấu trúc hệ thống thì khi thực hiện hợp đồng đầu tư mua sắm lãnh đạo nhà trường cần yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp phải chuyển giao công nghệ và hướng dẫn sử dụng cho cán bộ thiết bị và cán bộ kỹ thuật trước sau đó các cán bộ này sẽ tập huấn, hướng dẫn cho toàn thể cán bộ và giảng viên trong toàn trường.
Đối với các thiết bị dùng riêng cho từng khoa, từng bộ môn hoặc từng đơn vị phù hợp với chức năng chun mơn thì đơn vị có thể lồng ghép vào các buổi họp, buổi sinh hoạt chuyên môn của đơn vị để cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết bị tập huấn, trao đổi về tính năng, cơng dụng và quy trình sử dụng của các thiết bị này.
Đối với HSSV vì có nhiều khóa học khác nhau và các ngành đào tạo khác nhau nên khó có thể tổ chức tập huấn tập trung về hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học cho HSSV tồn trường. Vì vậy giảng viên giảng dạy hoặc kỹ
thuật viên hoặc cán bộ thiết sẽ trực tiếp hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị dạy học cho lớp học sinh, sinh viên theo yêu cầu sử dụng thiết bị đối với bài học hoặc buổi học.
Trong công tác thi đua khen thưởng của nhà trường nên đưa vào các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ đối với các tập thể cá nhân tiên tiến, tích cực nghiên cứu sử dụng, có sáng kiến khoa học trong việc cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được các nội dung trên trước hết lãnh đạo nhà trường cần quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các nội dung công việc của hoạt động quản lý thiết bị dạy học.
Nhà trường cần đầu tư mua sắm thiết bị dạy học đủ sử dụng theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hàng năm nhà trường cần xây dựng kết hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên hướng dẫn, giúp họ kịp thời cập nhật thông tin, kiến thức về thiết bị dạy học để họ có thể quản lý tốt và khai thác có hiệu quả TBDH của nhà trường.
Trong cơng tác nhân sự, cần tuyển chọn các cán bộ thiết bị, kỹ thuật viên hướng dẫn có trình độ, am hiểu về máy móc thiết bị và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm hoặc tuyển chọn giáo viên sư phạm sau đó bồi dưỡng thêm về chuyên môn kỹ thuật, thiết bị tránh việc sử dụng người khơng có năng lực chun mơn gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác quản lý thiết bị dạy học.
Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu về cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức các hội nghị, hội thảo, hướng dẫn chuyên môn về TBDH.