Tăng cường các biện pháp bảo quản thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 89 - 92)

3.2. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược

3.2.4. Tăng cường các biện pháp bảo quản thiết bị dạy học

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Song song với cơng tác đầu tư, mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học thì việc bảo quản thiết bị dạy học là vơ cùng quan trọng. Với mục đích là kéo dài tuổi thọ, thời gian khai thác, sử dụng và sử dụng hiệu quả cao của thiết bị dạy học đối với q trình đào tạo. Ngồi ra bảo quản tốt thiết bị còn hạn chế các nguy cơ hư hỏng thiết bị, đảm bảo tính sẵn sàng và thuận lợi cho người sử dụng. Vì thế bảo quản thiết bị là việc rất cần thiết, nó góp phần tránh lãng phí và giảm chi phí đầu tư của nhà trường cho hoạt động mua sắm thiết bị.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên trong sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

Biện pháp bảo quản tốt nhất là sử dụng hợp lý và đúng quy trình đối với từng loại thiết bị. Chẳng hạn đối với máy chiếu, chỉ nên bật đèn chiếu khi cần thiết sử dụng, còn các khoảng thời gian thực hiện công việc khác hoặc thời gian nghỉ giải lao nên tắt máy chiếu thì sẽ làm tăng tuổi thọ của thiết bị; Đối với máy tính và nhiều loại thiết bị khác cũng vậy phải tuân thủ quy trình sử dụng từ khi khởi động để sử dụng thiết bị đến khi tắt và kết thúc quá trình sử dụng thiết bị.

Định kỳ tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị cho cán bộ, giảng viên, đặc biệt là các loại thiết bị hiện đại quy trình sử dụng phức tạp thì cần phải đào tạo các cán bộ kỹ thuật có chun mơn để hướng dẫn quy trình sử dụng. Tại các phòng học, phòng thực hành, tại các máy móc hoặc hệ thống máy móc cần có niêm yết các quy định về quy trình sử dụng thiết bị và thẩm quyền sử dụng thiết bị, loại thiết bị nào HSSV được trực tiếp sử dụng, loại nào giảng viên trực tiếp sử dụng để giảng dạy và loại thiết bị nào cần phải có kỹ thuật viên hướng dẫn.

Xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ (nên vào thời điểm kết thúc năm học cũ và chuẩn bị đón năm học mới) tồn bộ thiết bị dạy học để chủ động

thực hiện việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa thiết bị để đảm bảo thiết bị sẵn sàng sử dụng cho năm học mới.

Đối với các thiết bị đòi hỏi chế độ bảo quản tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng như: một số tài liệu, phim ảnh, mẫu vật, thuốc thử... thì nên tổ chức tập trung bảo quản ở một khu vực nhất định để tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí.

Trong các phịng thí nghiệm, kho bảo quản thiết bị, thư viện,... thiết bị dạy học phải được tổ chức sắp xếp trên các kệ, giá, tủ đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng, không chồng chéo, xô đổ gây hư hỏng thiết bị. Riêng các loại hóa chất phục vụ thực hành, thí nghiệm phải được bảo quản cẩn thận ở một kho riêng, cán bộ quản lý chỉ cấp phát cho giảng viên và lớp HSSV sử dụng với số lượng đã được định mức cho tiết học, buổi học theo đúng yêu cầu của chương trình đào tạo tránh gây lãnh phí và nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Xây dựng chế tài quy định trách nhiệm cụ thể của tập thể hoặc cá nhân trong công tác bảo quản thiết bị và trách nhiệm khi gây hư hỏng thiết bị do ý thức sử dụng của người sử dụng. Cụ thể:

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng các quy trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý bảo quản thiết bị dạy học trong nhà trường.

Phòng chức năng phụ trách công tác thiết bị dạy học tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch bảo quản và bảo dưỡng thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường; phân cơng cán bộ trực tiếp phụ trách từng nhóm thiết thiết bị. Tổ chức hướng dẫn quy trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường.

Đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý thiết bị dạy học phải dự thảo và tham mưu cho lãnh đạo đơn vị phụ trách cơng tác thiết bị dạy học trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt các nội quy, quy định: nội quy giảng đường, phòng học, nội quy phịng thực hành, thí nghiệm, nội quy thư viện,...

và phổ biến đến toàn thể cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên trong nhà trường để nó trở thành thói quen khi họ vào phịng.

Cán bộ thiết bị, kỹ thuật viên phải nắm rõ quy trình và cách thức sử dụng các thiết bị đặc biệt là các thiết bị phức tạp và hiện đại để hướng dẫn cho giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học. Trong một số trường hợp cán bộ thiết bị như là trợ giảng cho giảng viên trong quá trình giảng dạy.

Sau mỗi buổi học, tiết học cán bộ thiết bị sẽ kiểm tra lại thực trạng thiết bị và hướng dẫn học sinh, sinh viên vệ sinh máy móc, lau rửa sạch sẽ thiết bị, dụng cụ, sắp xếp lại gọn gàng ngăn nắp. Trường hợp sảy ra các hư hỏng trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học thì cán bộ thiết bị cần lập biên bản để làm cơ sở đưa ra các hình thức xử lý theo quy định của nhà trường.

Đối với giảng viên: sử dụng thiết bị dạy học và hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng thiết bị dạy học theo đúng quy trình được hướng dẫn, phù hợp nội dung bài dạy.

Đối với học sinh, sinh viên: phải nghiên cứu lý thuyết cơ bản và những vấn đề có liên quan đến bài thực hành, thí nghiệm; sử dụng thiết bị dạy học đúng và đủ để thực hiện các bài thực hành theo quy trình hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn; cẩn thận trong thời gian sử dụng và vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng sau khi buổi học kết thúc.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, thủ trưởng các đơn vị và sự phối hợp cùng với ý thức trách nhiệm của các tập thể và các cá nhân trong hoạt động bảo quản thiết bị dạy học.

Có nguồn kinh phí nhất định để sử dụng cho công tác bảo quản thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.

Nhà trường tổ chức định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra công tác quản lý thiết bị cụ thể là bảo quản thiết bị dạy học để đánh giá hiệu quả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)