dạy học thực hành
1.5.1. Yếu tố chủ quan
Yếu tố quan trọng đầu tiên là nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý thiết bị dạy học.
Trước hết, Lãnh đạo nhà trường đánh giá đúng vai trò của thiết bị dạy học thì sẽ quan tâm, chỉ đạo cơng tác đầu tư, mua sắm, tổ chức khai thác, sử dụng thiết bị, đồng thời thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đối với quá trình đào tạo của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý thiết bị và giảng viên, cán bộ hướng dẫn là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch và đưa thiết bị dạy học vào q trình dạy học. Nếu họ có nhận thức đầy đủ về thiết bị dạy học, có tinh thần trách nhiệm thì sẽ tích cực đưa vào sử dụng và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đối với q trình giảng dạy, đồng thời họ có thể đề nghị sử dụng các thiết bị phù hợp nhất với chương trình đào tạo. Đặc biệt đối với các trường đào tạo các ngành, nghề yêu cầu nhiều thời gian thực hành và cần sử dụng nhiều các thiết bị dạy học như: trường y, trường dược hoặc các trường đào tạo nghề kỹ thuật,… thì vai trị của người giảng viên và cán bộ hướng dẫn càng ảnh hưởng đến công tác quản lý thiết bị dạy học.
Nhận thức của học sinh, sinh viên - lực lượng đông đảo sử dụng thiết bị dạy học sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của nhà trường.
Ngược lại nếu nhận thức của họ mà hạn chế đặc biệt là đội ngũ giảng viên thì họ sẽ ngại nghiên cứu, tìm hiểu để sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học làm cho tiết học khơng sinh động, khơng cụ thể hóa được các
vấn đề lý thuyết thông qua thiết bị dạy học gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và lãng phí tài chính của nhà trường.
Kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học cho các giai đoạn (trước mắt và dài hạn) nếu khơng phù hợp sẽ gây nên trình trạng thiếu hụt hoặc thừa thiết bị đặc biệt đối với các trường có quy mơ HSSV đơng và tình trạng tuyển sinh phức tạp như hiện nay.
Sự phối kết hợp của các cá nhân và các đơn vị chức năng trong trường về công tác quản lý thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tồn bộ cơng tác quản lý thiết bị dạy học từ mua sắm, phân bổ, hướng dẫn khai thác sử dụng đến bảo quản và sửa chữa thiết bị.
Ý thức của người sử dụng thiết bị đặc biệt là học sinh, sinh viên là đối tượng đông nhất và trực tiếp sử dụng thiết bị nhiều nhất sẽ tác động trực tiếp tới thiết bị nhất là các thiết bị được sử dụng đại trà.
1.5.2. Yếu tố khách quan.
Sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học công nghệ dẫn tới việc nhanh chóng bị lỗi thời của các thiết bị dạy học. Kiến thức của chương trình đào tạo ln phải cập nhật theo xu thế phát triển nhưng thiết bị dạy học của các nhà trường có thể chưa đáp ứng được, do kinh phí cịn hạn chế hoặc do chưa có thiết bị để mua sắm.
Chất lượng của thiết bị dạy học có tác động khơng nhỏ đến cơng tác quản lý. Chất lượng của các TBDH được đầu tư, mua sắm đảm bảo yêu cầu sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động giảng dạy. Bởi lẽ có nhiều nhà cung cấp, nhiều hãng cùng sản xuất các loại thiết bị giống nhau mà chất lượng của mỗi hãng lại khác nhau
Điều kiện môi trường, thời tiết thất thường, nhiệt độ, độ ẩm, thiên tai, hỏa hoạn, côn trùng,… sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo quản thiết bị dạy học. Đặc biệt là khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao ở Việt Nam tác động rất lớn các thiết bị điện tử.
Tiểu kết chương 1
Thiết bị dạy học có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nội dung, chương trình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường, khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Chính vì vậy việc đầu tư mọi nguồn lực để mua sắm thiết bị theo yêu cầu của chương trình đào tạo là cần thiết và cấp bách đối với mỗi trường. Đồng thời việc tổ chức khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị được coi là vấn đề trọng tâm để khẳng định hiệu quả của công tác quản lý thiết bị dạy học đối với quá trình đào tạo. Tác giả luận văn đã khẳng định: nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên về cơ sở lý luận quản lý thiết bị dạy học sẽ là căn cứ, là tiền đề để thực hiện xuyên suốt các nội dung nêu trên phù hợp với tình hình thực tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Song nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng các ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn và xác định đúng nguyên nhân các tồn tại hạn chế của việc quản lý thiết bị dạy học trên một địa phương hoặc một nhà trường cụ thể, sẽ là căn cứ xác thực nhất để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị dạy học đối với địa phương hoặc nhà trường đó.
Việc phân tích cơ sở lý luận được trình bày ở chương I sẽ là cơ sở để tác giả khảo sát thực trạng quản lý thiết bị dạy học và đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ