1.3. Một số vấn đề lý luận về thiết bị dạy học thực hành trong các trường
1.3.3. Một số đặc thù của thiết bị dạy học thực hành trong các trường cao
Thiết bị dạy học trong các trường cao đẳng là tất cả các chủng loại thiết bị, mơ hình học cụ, đồ dùng, phương tiện dạy học dùng cho dạy - học lý thuyết và thực hành theo yêu cầu các chương trình đào tạo của nhà trường.
Đối với một người được đánh giá là có trình độ chun mơn cao thì yếu tố không thể thiếu được trong nhân cách của họ đó là nắm chắc khối lượng kiến thức cơ bản và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Về kỹ năng nghề nghiệp có được thơng qua học thực hành, thực tập thực tế và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Điều này liên quan trực tiếp và có tính quyết định đến TBDH, thơng qua TBDH để có thể học tập, rèn luyện đạt được trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cần có.
Giáo dục học cổ truyền chú trọng đến việc truyền đạt tri thức thuần tuý. Giáo dục học hiện đại, ngoài những kiến thức mang tính lý thuyết còn đặc biệt quan tâm đến kỹ năng nghề nghiệp; thông qua công cụ, phương tiện, thiết bị vật chất để truyền tải tri thức đến với đối tượng đào tạo.
Một thiết bị dạy học trực quan, một mơ hình giảng dạy được áp dụng trong giờ học không đơn thuần chỉ là phương tiện giúp người dạy truyền dạy có hiệu quả nội dung kiến thức cho HSSV mà còn là đối tượng nhận thức của học sinh, sinh viên. Nó cịn là yếu tố kích thích tính tị mị, lịng say mê và tích cực học tập của người học. Hơn thế nữa trong một chừng mực nhất định nào đó nó cịn góp phần giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho HSSV.
Hoạt động nói chung của mỗi cá nhân quyết định sự phát triển của cá nhân đó và hoạt động nhận thức trong học tập là để tiếp thu tri thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, lúc đó TBDH là đối tượng nhận thức của người học. Những khái niệm trừu tượng, chỉ bằng lời nói giải thích khó có thể diễn tả hết ý nghĩa, lúc đó TBDH sẽ mơ hình hố khái niệm trừu tượng đó để sao cho dễ hiểu, dễ nhận biết,... TBDH chính là đối tượng của nhận thức.
Từ nhận thức nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp thu nhận được muốn có tay nghề phải thông qua thực hành, việc thực hành từ rèn luyện các động tác, thao tác cơ bản đến luyện tập kỹ năng nghề phải thông qua công cụ, mà cơng cụ trong thực hành nghề nghiệp chính là TBDH. Khơng có TBDH thì khơng thể có kỹ năng nghề nghiệp được.
Trong mỗi nhà trường tùy theo các chương trình đào tạo của nhà trường mà đòi hỏi phải trang bị các loại TBDH khác nhau phù hợp với nội dung giảng dạy. Chẳng hạn, đối với các trường cao đẳng nghề như nghề cơ điện thì cần sử dụng các loại thiết bị điện, các thiết bị hàn, thiết bị tiện, thiết bị phay,. Trong các trường cao đẳng nhạc họa thì nhất thiết phải sử dụng các thiết bị
âm nhạc như: các loại đàn, sáo, nhị, loa, trống, chiêng,… Các ngành đào tạo cao đẳng Dược, cao đẳng Y tế cũng địi hỏi cần có các thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù của ngành. Đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người nên càng cần đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp phải chính xác điều đó đồng nghĩa với việc người học phải được thực hành, thí nghiệm nhuần nhuyễn thông qua việc sử dụng các thiết bị dạy học; một số thiết bị đặc trưng như: ống nghiệm và hóa chất, dược liệu, dược phẩm, kính hiển vi, máy móc phục vụ bào chế và sản xuất thuốc, máy chiếu, máy chụp, máy siêu âm, mơ hình giải phẫu cơ thể,…
Chương trình đào tạo các ngành nghề được quy định rất cụ thể: chẳng hạn chương trình khung đào tạo trình độ cao đẳng ngành dược được Bộ Giáo dục và đào tạo quy định như sau:
Bảng 1.1. Cấu trúc kiến thức chương trình đào tạo cao đẳng Dược
TT Khối kiến thức tối thiểu Số đơn vị học trình
TS LT TH
1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)
40 35 5
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu: 70 41 29 - Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành 23 16 7
- Kiến thức ngành và chuyên ngành 47 25 22
3 Kiến thức bổ trợ/đặc thù 35
4 Ôn và Thi tốt nghiệp 5
Tổng cộng 150
Nguồn trích: Thơng tư số 11 /2010/TT-BGDĐT ngày 23/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình khung đào tạo trình độ cao đẳng ngành hộ sinh được Bộ Giáo dục và đào tạo quy định như sau:
Bảng 1.2. Cấu trúc kiến thức chương trình đào tạo cao đẳng ngành Hộ sinh
TT Khối kiến thức tối thiểu Số đơn vị học trình
TS LT TH
1 Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – an ninh)
40 33 7
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu: 85 40 45 - Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành 39 24 15
- Kiến thức ngành và chuyên ngành 46 16 30
3 Kiến thức bổ trợ/đặc thù 30
4 Ôn và Thi tốt nghiệp 5
Tổng cộng 160
Nguồn trích: Thơng tư số 11 /2010/TT-BGDĐT ngày 23/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Từ cấu trúc kiến thức của hai chương trình trên có thể thấy rằng yêu cầu dạy và học thực hành trong các trường cao đẳng nói chung và các khối ngành chăm sóc sức khỏe nói riêng là đặc biệt quan trọng và quyết định kỹ năng nghề nghiệp của người học. Học thực hành nhất thiết phải sử dụng tới thiết bị dạy học, học lý thuyết cũng cần sử dụng TBDH hỗ trợ để nâng cao hiệu quả dạy và học.
Bởi vậy, TBDH vừa là phương tiện của việc giảng dạy, là công cụ của luyện tập vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là một nhân tố khơng thể thiếu được trong cấu trúc tồn vẹn của q trình giáo dục.
Sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện: mục tiêu đào tạo – nội dung đào tạo – phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.