1.3. Một số vấn đề lý luận về thiết bị dạy học thực hành trong các trường
1.3.2. Yêu cầu đối với thiết bị dạy học
1.3.2.1. Tính khoa học sư phạm
Thiết bị dạy học phải phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc,… đảm bảo mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực giúp người học dễ dàng tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với chương trình học, giúp giáo viên truyền đạt cho HSSV các kiến thức phức tạp một cách thuận lợi, phát triển khả năng tư duy logic cho HSSV.
Thiết bị dạy học phải phù hợp với nội dung dạy học, nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao khả năng tiếp thu của HSSV đồng thời thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến.
1.3.2.2. Tính khoa học kỹ thuật
Thiết bị dạy học có chất lượng đảm bảo độ bền chắc, tuổi thọ cao, thuận lợi cho việc bảo quản và chuyên chở.
Thiết bị dạy học phải thể hiện được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.
1.3.2.3. Tính thẩm mỹ
Thiết bị dạy học phải có màu sắc hài hịa nên gần giống như vật thật, tỷ lệ giữa các đường nét, hình khối phải cân xứng; phải làm cho giáo viên, HSSV thích thú khi sử dụng, kích thích tính u nghề và u thích mơn học.
1.3.2.4. Tính nhân trắc học
Thiết bị dạy học phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, sinh viên và giáo viên, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi.
Thiết bị dạy học dùng để biểu diễn trước mặt HSSV nên có kích thước đủ lớn, phù hợp với không gian. Các thiết bị dùng cho cá nhân không nên chiếm quá nhiều diện tích học tập.
Thiết bị dạy học phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, khi sử dụng không gây độc hại hay nguy hiểm cho giáo viên và HSSV.
1.3.2.5. Tính kinh tế
Mức độ giá thành của các thiết bị dạy học phải tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo. Nội dung và đặc tính kết cấu của thiết bị dạy học đảm bảo chi phí tài chính thấp nhất mà vẫn đáp ứng chất lượng sử dụng.