Quản lý giáodục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 26 - 27)

1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.2. Quản lý giáodục

Với tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [17,16].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang viết: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [21,31].

Bên cạnh đó, tác giả Bush T. cho rằng: “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [17,17].

Như vậy, có nhiều quan niệm về quản lý giáo dục song các quan niệm này đều đề cập tới các yếu tố: Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục và cách thức, công cụ quản lý giáo dục. Khái quát ta có thể hiểu, bản chất của quản lý giáo dục là sự tác động theo kế

hoạch và mục đích của chủ thể quản lý GD tới các hoạt động GD và các cơ sở GD nhằm làm cho hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)