Yếu tố thuộc về cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 57 - 60)

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực cho giáo viên trung học

1.7.1. Yếu tố thuộc về cá nhân

1.7.1.1. Nhận thức của GV về đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp

Tác giả Nguyễn Văn Lượt (2013) cho rằng, nhận thức của giảng viên về đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp được sinh ra và tác động mạnh mẽ tới động lực làm việc của giảng viên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của bản thân người giảng viên. Bản chất nhận thức của giảng viên về yêu cầu

nghề nghiệp là sự nhận thức về mục đích của việc giảng dạy, về năng lực và trình độ chun mơn cần đạt, về phương pháp giảng dạy…[18]. Khi nhận thức đúng đắn về đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp sẽ thúc đẩy người GV phát triển chun mơn. Tác giả Hughes trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng sự phát triển chuyên môn là nhân tố thôi thúc người giảng viên làm việc, mang lại cho họ sự hài lòng và hiệu quả trong giảng dạy [27].

Tác giả Đặng Xuân Hải cho rằng: “Khi nhận thức được tầm quan trọng của cơng việc mình đang làm, người GV sẽ có nỗ lực để thực hiện cơng việc hơn” [23].

Tóm lại, Nhận thức của GV là yếu tố tác động mạnh mẽ tới động lực của GV, khi người GV hiểu được yêu cầu của nghề nghiệp họ sẽ có mong muốn, có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Nhận thức của GV gắn liền với ý thức trách nhiệm cũng như lương tâm nghề nghiệp của họ.

1.7.1.2. Nhu cầu cá nhân

Mỗi cá nhân là một thế giới riêng vô cùng phức tạp bởi họ mang trong mình những đặc điểm, tính cách, tiềm năng, suy nghĩ… và đặc biệt là những nhu cầu rất riêng. Theo A. Maslow [48], nhu cầu của con người được chia thành 5 bậc từ thấp đến cao, và khi nhu cầu nào chín muồi sẽ là động cơ mạnh nhất quyết định hành vi của mỗi cá nhân. Nhu cầu cá nhân là cái đích mà người GV muốn đạt tới, nó chính là mục tiêu định hướng cho họ nỗ lực hành động để đạt tới những đích đặt ra. Mỗi GV có rất nhiều mục tiêu, nhưng phải xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu của trường học. cần tạo sự đồng thuận trong việc đạt được mục tiêu của cả nhà trường và của mỗi GV trong nhà trường.

Theo A. Maslow, có thể hiểu các nhu cầu sinh lý đối với người GV đó là tiền lương, các chế độ khen thưởng, phúc lợi, điều kiện sinh hoạt, nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc thoải mái…. Nhu cầu khẳng định bản thân là nhu cầu bậc cao của con người. Sự biểu hiện của nhu cầu này đối với

người GV là mong muốn được giao những công việc phù hợp với năng lực bản thân, mong muốn được ghi nhận những thành tích đã đạt được, mong muốn được khẳng định uy tín nghề nghiệp trước học sinh, trước đồng nghiệp, trước phụ huynh và toàn xã hội. Điều này sẽ thôi thúc họ nỗ lực, cố gắng trong công việc giảng dạy, trong việc học tập, trau dồi nâng cao kiến thức chuyên môn...

Như vậy, nhu cầu cá nhân là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến động lực của người GV, các nhà quản lý giáo dục cần nắm bắt được những nhu cầu này và có những biện pháp thích hợp để động viên, khuyến khích thì nhất định họ sẽ nỗ lực làm việc.

1.7.1.3. Hứng thú với công việc

Tác giả Nguyễn Văn Lượt cho rằng, hứng thú với cơng việc có thể là sự chủ động lựa chọn nghề nghiệp; quyết tâm gắn bó với nghề nghiệp ngay cả khi có những cơ hội tốt hơn về vật chất lẫn tinh thần; cảm thấy có được niềm vui trong cơng việc giảng dạy và nghiên cứu; tích cực tìm tịi, sáng tạo nhằm truyền đạt kiến thức cho người học và lấy kết quả của người học làm niềm vui [18].

Theo tác giả Trương Đức Thao, nếu hứng thú giảng dạy ở mức thấp thì hiệu quả giảng dạy sẽ không cao và công việc sẽ trở nên nhàm chán, mệt mỏi và có thể sẽ dẫn đến xu hướng, hành vi chuyển ngành [27].

Nếu người GV có hứng thú với cơng việc, có tâm huyết và tình u với nghề nghiệp sẽ là nguồn động lực to lớn thúc đẩy họ tìm tịi, sáng tạo trong công việc giảng dạy; nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hơn thế nữa họ có thể từ bỏ quyền lợi và các nhu cầu khác của bản thân để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Bên cạnh những yếu tố trên, một số yếu tố khác thuộc cá nhân người lao động cũng ảnh hưởng tới động lực làm việc của họ như: nhân chủng học, tính cách cá nhân, năng lực cá nhân, tình trạng kinh tế, sức khoẻ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)