Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 115 - 116)

3.1.1. Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, khía cạnh của cơng tác quản lý hoạt động tạo động lực, thể hiện sự thống nhất từ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức và các điều kiện thực hiện. Bên cạnh đó, các biện pháp đưa ra phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau, không mâu thuẫn nhau, không để biện pháp này cản trở biện pháp kia và đều hướng tới mục tiêu nhằm kích thích động lực làm việc của đội ngũ GV.

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực trạng nhận thức đến thái độ và hành động của các thành viên trong nhà trường, phải đảm bảo cấp độ từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết để công tác quản lý hoạt động tạo động lực đạt hiệu quả cao nhất.

Các biện pháp đảm bảo tính tồn diện và hệ thống sẽ giúp BGH thực hiện tốt việc động viên, khích lệ đội ngũ GV nhiệt tình cơng tác, tồn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học trong việc xây dựng các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ GV trường THCS Hòa Long là cần phải dựa vào những kiến thức khoa học quản lí, khoa học quản lí giáo dục, quản trị nguồn nhân lực, những kiến thức về tâm lí học quản lí… đồng thời việc xây dựng các biện pháp cần đảm bảo sự phù hợp với thực tế khách quan, với xu thế thời đại, bám sát vào mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ của giáo dục bậc THCS.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất khi triển khai trong công tác quản lý phải tạo ra sự chuyển biến về động lực làm việc của đội ngũ, khơi dậy sự nhiệt tình, tinh

thần trách nhiệm cao trong công việc, tinh thần tự giác, ham học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ GV.

Ngoài ra, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả cịn địi hỏi khi đề xuất các biện pháp phải xem xét đến mục đích cụ thể cần đạt là gì, để đạt được mục đích ấy chúng ta cần phải đầu tư về mọi mặt sao ở mức thấp nhất mà hiệu quả đạt được lại cao nhất có thể.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi địi hỏi sự sáng tạo khơng ngừng của BGH nhà trường, để có thể áp dụng các biện pháp vào thực tiễn được thuận lợi và có hiệu quả thiết thực nhất. Theo đó, biện pháp đề xuất phải được xây dựng theo quy trình khoa học, phù hợp với đối tượng, phù hợp với điều kiện thực tiễn đồng thời phải phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV của trường THCS Hịa Long.

Bên cạnh đó, các biện pháp đề xuất cũng phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành. Đồng thời các biện pháp đó phải nhận được sự ủng hộ của đội ngũ GV, để họ thực hiện một cách thoải mái chứ khơng mang tính áp đặt, mệnh lệnh.

Có thể thấy rằng, kết quả hoạt động tạo động lực cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc những biện pháp tạo đề xuất có tính khả thi hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)