Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 110 - 115)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tạo động lực và quản lý hoạt

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Công tác tạo động lực của BGH mang tính kinh nghiệm nhiều hơn tính khoa học. Ban giám hiệu nhà trường chưa đầu tư nghiên cứu một cách khoa học về quản lý hoạt động tạo động lực cho GV nên chưa thấy rõ sự vận dụng lý luận của khoa học quản lý vào công tác quản lý, vì vậy chưa đưa ra được hệ thống các biện pháp một cách toàn diện và hiệu quả. Hiệu trưởng nhà trường hầu như chỉ sử dụng kinh nghiệm quản lý được tích lũy nhiều năm chứ chưa có sự đổi mới trong phương pháp quản lý.

- Việc tạo động lực của Ban giám hiệu đối với GV chưa đi vào chiều sâu, chưa phát huy được vai trò của tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch cơng đồn, Bí thư đồn…, chưa kích thích một cách đầy đủ vào những nhu cầu mà đặc biệt là nhu cầu về tinh thần của đội ngũ do đó chưa huy động được tối đa sự phấn đấu nỗ lực của họ cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù đa số GV nhà trường yên tâm trong công tác song những năm gần đây một bộ phận nhỏ GV

có tâm lý lo lắng thiếu ổn định. Năm học 2017-2018 nhà trường có 1 GV xin nghỉ việc sau 20 năm cơng tác, gần đây có một số GV làm thêm công việc bán hàng online để tăng thêm thu nhập.

- Mức thu nhập hiện nay của GV trong nhà trường, đặc biệt là những GV trẻ còn tương đối thấp, chưa thể đáp ứng được nhu cầu trang trải cuộc sống của GV. Chế độ khen thưởng chưa thật sự hợp lý, hiệu quả, cịn mang nặng tính hình thức. Chế độ phúc lợi chưa phong phú, chưa hấp dẫn và mang lại sự hài lòng cho GV.

- Phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng chưa thực sự ảnh hưởng thật sự sâu sắc tới GV. Trong hoạt động quản lý cịn mang tính máy móc, áp đặt và cịn ảnh hưởng nhiều bởi cách quản lý truyền thống, cách làm việc chưa thật sự khoa học, có kế hoạch.

- Nhà trường chưa xây dựng được một bầu khơng khí tâm lý thoải mái, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ trong cơng việc cũng như cuộc sống gia đình, vấn đề đời sống tinh thần của GV chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

- Với quá nhiều hoạt động giáo dục lồng ghép chồng chéo, thanh tra, kiểm tra, sinh hoạt chuyên đề cấp thành phố, cấp trường, tập huấn, các cuộc thi, các công tác khác như Phổ cập giáo dục… khiến GV cảm thấy quá tải và mệt mỏi.

* Nguyên nhân

- Trình độ, nghiệp vụ trong quản lý của HT cịn hạn chế. Công tác quản lý hoạt động tạo động lực của HT phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, mang tính chất cảm tính chứ chưa thực sự khoa học, chặt chẽ và không thực hiện đầy đủ các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Bên cạnh đó, HT nhà trường chỉ chú trọng đến những biện pháp quản lí mang tính hành chính hoặc chỉ mang tính vật chất mà chưa thực sự chú trọng đẩy mạnh các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ về mặt tinh thần.

- Chính sách tiền lương đối với GV bắt buộc phải tuân theo quy định và cơ chế chung của Nhà nước, Hiệu trưởng nhà trường khơng có thẩm quyền điều chỉnh quyết định tiền lương. Kinh phí nhà trường hạn hẹp.

- Tiêu chí thi đua khen thưởng còn chưa rõ ràng nên gây ra hiện tượng cào bằng giữa các GV; chưa xây dựng quy trình xét thưởng cơng bằng. Hệ thống đánh giá thành tích cơng việc cịn chung chung, cảm tính và chưa khoa học và cụ thể, chưa xây dựng quy trình xét thưởng cơng bằng.

- Nhà trường chưa xây dựng được văn bản phát triển văn hóa nhà trường và văn bản xây dựng môi trường làm việc cụ thể.

- Bản thân một bộ phận GV cịn tư tưởng trung bình chủ nghĩa, ngại thay đổi, một số GV trẻ điều kiện kinh tế cịn khó khăn.

Kết luận chương 2

Nhìn chung đội ngũ GV nhà trường có nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, trước những những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, động lực làm việc của một bộ phận GV trong nhà trường đang có chiều hướng giảm sút.

Khi phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực cho GV trường THCS Hòa Long, tác giả nhận thấy mức độ ảnh hưởng lớn của các yếu tố: (1) Nhận thức của GV về đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, (2) Nhu cầu cá nhân, (3) Hứng thú với cơng việc, (4) Tính chất công việc, (5) Mức độ tự chủ trong công việc, (6) Thu nhập, (7) Phong cách lãnh đạo và uy tín cá nhân của Hiệu trưởng, (8) Mức độ GV hài lịng về mơi trường vật chất, (9) Mức độ GV hài lịng mơi trường phi vật chất và (10) Mức độ ảnh hưởng của thái độ và thành tích học tập của người học. Tuy nhiên tùy từng thời điểm, tùy thời gian và không gian mà mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực của người GV không giống nhau.

Các số liệu đã được phân tích, so sánh, đánh giá rút ra những nguyên nhân của những hạn chế về quản lý HĐ tạo động lực cho đội ngũ GV trước những yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV trường THCS Hòa Long, các ý kiến đánh giá chung của các đối tượng được khảo sát đều cho rằng hiện nay BGH nhà trường đã quan tâm đến công tác quản lý hoạt động tạo động lực, việc thực hiện các biện pháp quản lý HĐ tạo động lực cho đội ngũ GV đã đem lại hiệu quả nhất định song chưa có tính đồng bộ, chưa tác động vào nhu cầu đội ngũ và chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Ngun nhân có thể rút ra từ nghiên cứu thực trạng là công tác quản lý HĐ tạo động lực cho đội ngũ GV cịn mang tính kinh nghiệm, chưa khoa học, tồn tại nhiều bất cập trong quy trình tạo động lực, những chính sách và cơng cụ tạo động lực trong

nhiều năm chưa thay đổi hay điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay. Bởi vậy những biện pháp tạo động lực chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Động lực làm việc luôn là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm, trở thành mục tiêu chiến lược của các tổ chức. Đối với các nhà trường, mục tiêu tạo động lực để đội ngũ GV toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp trồng người là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ GV nhà trường hiện nay sẽ là những căn cứ quan trọng để đề tài hướng tới đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở trường THCS Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO

DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA LONG, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)