Các chức năng quản lý trong hoạt động tạo động lực cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 49 - 51)

1.4.1. Chức năng lập kế hoạch trong hoạt động tạo động lực

Các nhà quản lý giáo dục khi thực hiện chức năng lập kế hoạch trong quản lý hoạt động tạo động lực cần quan tâm đến những nội dung sau:

- Xác định những việc cần làm để tiến hành hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV.

- Xác định thời điểm tiến hành và thời điểm kết thúc hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV.

- Xác định những điều kiện, nguồn lực cần thiết để tiến hành các hoạt động tạo động lực.

- Xác định mục tiêu, kết quả mong đợi của tổ chức về hoạt động tạo động lực.

- Xác định các biện pháp cần áp dụng khi thực hiện các hoạt động để tạo động lực cho đội ngũ GV

1.4.2. Chức năng tổ chức trong hoạt động tạo động lực

Các nhà quản lý giáo dục khi thực hiện chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động tạo động lực cần quan tâm đến những nội dung sau:

- Xác định những hoạt động sẽ triển khai để tiến hành hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV.

- Xác định đội ngũ chịu trách nhiệm chính, đội ngũ phối hợp trong hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV.

- Xác định phương pháp cũng như cơ chế phối hợp trong hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV.

- Xác định các bước để tiến hành hoạt động.

1.4.3. Chức năng chỉ đạo trong hoạt động tạo động lực

Các nhà quản lý giáo dục khi thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV để đạt kết quả như mong muốn cần xác định rõ:

- Cách thức thực hiện hiệu quả nhất để hoạt động tạo động lực đạt mục tiêu như mong muốn.

- Tạo môi trường lý tưởng nhất cho những người thực hiện để hoạt động tạo động lực đi đến đích đã định.

Ngồi ra, trong q trình chỉ đạo các nhà quản lý cần hướng dẫn, điều chỉnh hoặc hỗ trợ cho những người thực hiện khi cần thiết.

1.4.4. Chức năng kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tạo động lực

Kiểm tra, đánh giá là khâu có vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý. Đối với các nhà quản lý giáo dục khi thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá trong quản lý hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV cần:

- Thứ nhất là việc xác định những tiêu chí, những yêu cầu cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của hoạt động tạo động lực.

- Sau đó, xác định quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động tạo động lực.

- Cuối cùng là việc ra quyết định đánh giá kết quả hoạt động tạo động lực dựa trên mức độ đạt được các tiêu chí, các yêu cầu đã đề ra. Nếu nhận thấy tồn tại những vấn đề bất cập, các nhà quản lý cần đề ra những biện pháp khắc phục để hoạt động tạo động lực đạt kết quả cao nhất.

Tóm lại, có thể thấy rằng bốn chức năng của hoạt động quản lý có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý. Khi thực hiện quản lý hoạt động tạo động lực ngoài việc cần nắm rõ và thực hiện tốt các chức này này các nhà quản lý giáo dục cần xác định được hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là “thơng tin” và “quyết định”. Trong đó “thơng tin” giữ vai trị là huyết mạch của hoạt động quản lý, đồng thời “thơng tin” cịn đóng vai trị là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)