Nhóm biện pháp phát huy động lực bên trong củagiáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 116 - 120)

3.2. Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường

3.2.1. Nhóm biện pháp phát huy động lực bên trong củagiáo viên

3.2.1.1. Biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức của GV về những yêu cầu của nghề sư phạm, về ý thức trách nhiệm trong công việc, đồng thời khơi dậy niềm đam mê, khát vọng và những lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Thứ nhất, đề ra những yêu cầu đối với đội ngũ GV. Đứng trước những

yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay địi hỏi đội ngũ GV phải có năng lực đổi mới sáng tạo và hiểu biết ngoại ngữ và tin học. Tuy nhiên, hiện nay số lượng GV của nhà trường đáp ứng yêu cầu trên chỉ chiếm khoảng 60% và đặc biệt số GV có khả năng sử dụng ngoại ngữ là rất ít. Bởi vậy, BGH nhà trường cần có kế hoạch, có lộ trình cụ thể trong việc đặt ra những yêu cầu đối với GV về trình độ chun mơn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ… nhằm giúp GV xác định rõ mục tiêu cần đạt, từ đó họ sẽ có kế hoạch phấn đấu để đạt mục tiêu đó.

Thứ hai, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đối với công việc. Sự hứng

thú trong cơng việc thể hiện ở nhiều khía cạnh, có thể là sự quyết tâm gắn bó với nghề nghiệp trong mọi hồn cảnh; sự tích cực tìm tịi, sáng tạo trong cơng việc giảng dạy; sự say sưa tìm kiếm tri thức mới; hay là những niềm vui người GV có được trong cơng việc của mình… Muốn làm được điều này, đòi hỏi BGH nhà trường cần tạo ra một môi trường làm việc đủ sức hấp dẫn để thu hút đội ngũ GV bằng việc quan tâm đến các điều kiện cơ sở vật chất, bầu khơng khí làm việc và các chế độ chính sách đãi ngộ….

Thứ ba, nâng cao ý thức trách nhiệm của người GV. BGH không chỉ

dừng lại ở việc xây dựng những mục tiêu, sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể cho nhà trường mà điều quan trọng là phải lan tỏa được những điều ấy tới toàn thể đội ngũ GV. Chỉ khi thấm nhuần được cái đích mà tập thể nhà trường đi đến họ mới thấy được trách nhiệm to lớn của bản thân và từ đó sẽ thơi thúc họ cần nỗ lực hết mình để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức trách nhiệm của người GV, BGH cần khuyến khích sự tham gia đóng góp của họ vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, gắn mục tiêu của tập thể với mục tiêu cá nhân.

c. Điều kiện thực hiện

Kế hoạch đặt ra những yêu cầu đối với GV phải cụ thể, phù hợp với tình tình thực tiễn đơn vị và các quy định chung của ngành.

BGH nhà trường cần xác định rõ đây là biện pháp hết sức quan trọng bởi động lực bên trong là những yếu tố có tính bền vững và giữ vai trị quyết định đối với động lực của mỗi cá nhân.

3.2.1.2. Biện pháp nâng cao vị thế nhà giáo a. Mục tiêu của biện pháp

Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực đến bối cảnh giáo dục Việt Nam. Ngày nay, vấn đề bạo lực học đường đã trở nên phổ biến, tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo đã khơng cịn hiếm, đạo đức thanh thiếu niên đang xuống cấp nghiêm trọng…. đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, danh dự các nhà giáo. Một số vụ việc đáng tiếc xảy ra trong ngành giáo dục đã tạo ra bức xúc trong dư luận, và thực tế cho thấy xã hội đang giảm dần niềm tin và sự kính trọng đối với nghề giáo. Chính bởi vậy, việc nâng cao vị thế nhà giáo là yêu cầu cấp bách, cần ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Muốn nâng cao được vị thế nghề nghiệp, tạo sự tin tưởng, đồng thuận của toàn xã hội với những người làm nghề giáo thì nhà quản lý giáo dục phải xây dựng được đội ngũ nhà giáo làm việc chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, trách nhiệm trong công việc và đặc biệt là phải vững vàng về phẩm chất.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Chất lượng người thầy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Người thầy tốt phải có lịng u nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, nếp sống giản dị, khiêm tốn, biết tôn trọng lợi ích tập thể và quốc gia, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn và coi đó là trách nhiệm của bản thân.

BGH nhà trường cần xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV để họ thực sự trở nên chuyên nghiệp, sâu về chuyên môn, vững vàng về phẩm chất.

Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi GV dạy giỏi cấp trường, nâng cao chất lượng và số lượng GV tham dự kì thi GV dạy giỏi cấp thành phố, đặc biệt là việc xây dựng chỉ tiêu GV dạy giỏi các cấp cụ thể, rõ ràng.

Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng và làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, tạo điều kiện cho GV tham dự các buổi chuyên đề cấp thành phố. Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn ở hai tổ chuyên môn, đổi mới hình thức sinh hoạt khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, mạnh dạn và chủ động ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.

Triển khai sâu rộng thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm căn cứ để đội ngũ GV xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để BGH đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV.

Để nâng cao vị thế nhà giáo, ngoài những nhận thức và nỗ lực của bản thân người thầy cịn cần phải có sự nhận thức đúng đắn, tồn diện và sự quan tâm đúng mức của toàn xã hội. Bởi vậy cần phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, nâng cao sự tin tưởng của học sinh và phụ huynh học sinh đối với các thầy cô trong nhà trường. Lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và Tôn sư trọng đạo cho học sinh vào nội dung các môn học, chương trình giáo dục địa phương và các buổi hoạt động ngoại khóa trong các ngày lễ lớn.

c. Điều kiện thực hiện

Đội ngũ GV cần nhận thức sâu sắc được rằng phẩm chất và năng lực là những yếu tố quyết định đến vị thế nhà giáo cũng như sự tin tưởng của xã hội đối với ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)