Một số tiếp cận về tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 28 - 33)

1.3. Lí luận về tạo động lực

1.3.1. Một số tiếp cận về tạo động lực

1.3.1.1. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Theo Victor Vroom [34] để tạo động lực làm việc có 3 yếu tố cấu

thành Động lực (M) đó là : Sự kì vọng (E); Cách thực hiện (I) và Sự coi trọng (V); M sẽ được tạo thành bởi E, I, V theo công thức được đưa ra như sau:

M = E & I x V

1.3.1.2. Học thuyết công bằng của John Stacy Adams

Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams [30] đề cập đến vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Giả thiết cơ bản của học thuyết này là mọi người đều muốn được đối xử công bằng: các cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và các quyền lợi của những người khác.

Như vậy, học thuyết này đã mang lại cho các nhà quản trị thêm một yếu tố để tạo động lực đó là sự cơng bằng. Mặc dù khơng phải người lao động nào cũng coi đó là yếu tố quan trọng nhất nhưng có thể thấy rằng để tạo động lực cho người lao động thì sự công bằng cũng rất quan trọng.

1.3.1.3. Thuyết nhu cầu của A.Maslow

A. Maslow là một trong những đại diện tiêu biểu của trường phái Tâm lí học nhân văn. Ơng là nhà tâm lí học người Mĩ, ln đề cao tính tích cực và khả năng của con người. Khi nghiên cứu các nhu cầu – nguồn gốc của tính tích cực hoạt động - A. Maslow quan niệm động cơ của con người có quan hệ chặt chẽ với thứ bậc của nhu cầu và ông đã đề xuất 5 tầng nhu cầu được sắp xếp theo các thứ bậc hình kim tự tháp. Theo ông, những nhu cầu trên đều tồn tại trong mỗi cá nhân và được sắp xếp mang tính thứ bậc, có nghĩa là khơng phải tất cả các nhu cầu đều thúc đẩy hoạt động của cá nhân cùng một lúc mà mỗi cá nhân sẽ bị thúc đẩy phải thỏa mãn một nhu cầu nổi trội hoặc mạnh nhất vào một thời điểm nào đó. Tính trội của một nhu cầu tùy thuộc vào nhiều điều kiện, hồn cảnh, tình trạng hiện thời và kinh nghiệm sẵn có của cá nhân. Tuy nhiên, một cách chung nhất thì các nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn.

Hình 1.1. Tháp nhu cầu của A. Maslow

Tầng thứ nhất: Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu căn bản nhất,

thiết yếu nhất thuộc "thể lý" (physiological) như thức ăn, nước uống, nơi ở, tình dục, bài tiết, thở, đi lại, nghỉ ngơi… Đây là nhu cầu bậc thấp nhất của con người và đòi hỏi phải được thỏa mãn trước tiên, bởi vậy mà con người sẽ tiến hành hoạt động trước hết để thỏa mãn được các nhu cầu này.

Trong hoạt động quản lý người lao động, để thực hiện được các nhu cầu của tầng thứ nhất, các nhà quản lý cần quan tâm đến các yếu tố sau: (i) Lương, (ii) Điều kiện làm việc và (iii) Dịch vụ ăn uống.

Tầng thứ hai: Nhu cầu về an toàn (safety). Đây là nhu cầu về sự ổn

định, nhu cầu cần được bảo vệ, mọi cá nhân đều mong muốn có cảm giác được đảm bảo, được an toàn, được yên tâm về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản và cả tâm lí… Chính bởi vậy, mỗi cá nhân đều có xu hướng tránh xa sự nguy hiểm và những rủi ro đồng thời lựa chọn những gì đảm bảo an tồn cho bản thân. Vì thế mà việc tạo ra một mội trường làm việc ổn định, an toàn là điều kiện cơ bản để thỏa mãn được nhu cầu thứ hai này.

Trong hoạt động quản lý người lao động, để thực hiện được các nhu cầu của tầng thứ hai, các nhà quản lý cần quan tâm đến các yếu tố sau: (i)

Điều kiện làm việc; (ii) Phúc lợi của tổ chức đem lại và (iii) An toàn và ổn định cơng việc.

Việc thỏa mãn các nhóm nhu cầu ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai nhằm hướng tới đảm bảo cho sự tồn tại của mỗi cá nhân, trong điều kiện hiện đại, các nhóm nhu cầu này được thỏa mãn khơng mấy khó khăn và cũng khá đầy đủ, bởi vậy có thể coi các nhóm nhu cầu này là nhu cầu bậc thấp.

Tầng thứ ba: Nhu cầu về xã hội bao gồm nhu cầu được giao tiếp, nhu

cầu được yêu thương, nhu cầu được giao lưu tình cảm với người khác và được thuộc về các nhóm cộng đồng nào đó (love/belonging). Khi thỏa mãn được các nhu cầu này mỗi cá nhân sẽ có sự kết nối với xã hội, được tồn tại trong các mối quan hệ xã hội tức là mỗi cá nhân có gia đình n ấm, có đồng nghiệp, có bạn bè thân hữu tin cậy.

Trong hoạt động quản lý người lao động, để thực hiện được các nhu cầu của tầng thứ ba, các nhà quản lý cần quan tâm đến các yếu tố sau: (i) Nhóm làm việc gắn kết; (ii) Lãnh đạo thân thiện và (iii) Hợp tác nghề nghiệp.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) bao gồm các

nhu cầu cần có cảm giác được tơn trọng, kính mến, được tin tưởng. Bất kì cá nhân nào cũng muốn được người khác tơn trọng và thừa nhận mình. Mỗi con người đều đáng được tơn trọng và thừa nhận bởi họ có giá trị và những bản sắc riêng. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn thì mỗi cá nhân sẽ có được sự tự tin, tự trọng và họ sẽ phát huy được các tiềm năng vốn có của bản thân.

Trong hoạt động quản lý người lao động, để thực hiện được các nhu cầu của tầng thứ tư, các nhà quản lý cần quan tâm đến các yếu tố sau: (i) Sự thừa nhận của xã hội; (ii) Vị trí cơng tác và (iii) Công việc ở địa vị cao.

Người quản lý có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách giao những cơng việc, nhiệm vụ có thách thức mới; ghi nhận thành tích của họ, cổ vũ khuyến khích có tính cá nhân, đặc biệt lơi cuốn họ tham gia vào q trình xác định mục tiêu và ra quyết định.

Tầng thứ năm: Nhu cầu được thể hiện mình (self - actualization), đây

là nhu cầu ở bậc cao nhất, bao gồm các nhu cầu muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được cơng nhận là thành đạt. Mỗi cá nhân đều có những tiềm năng riêng của mình và mong muốn được biến những tiềm năng ấy thành hiện thực, tuy nhiên khơng phải cá nhân nào cũng có điều kiện để làm được điều đó, bởi vậy cần chú ý tạo điều kiện để các cá nhân có thể thỏa mãn nhu cầu này.

Trong hoạt động quản lý người lao động, để thực hiện được các nhu cầu của tầng thứ tư, các nhà quản ly cần quan tâm đến các yếu tố sau: (i) Công việc thách thức; (ii) Cơ hội thể hiện óc sáng tạo; (iii) Thành đạt trong công việc và (iv) Sự tiến bộ trong tổ chức, trong nghề nghiệp.

Nhóm các nhu cầu ở tầng bậc thứ ba, thứ tư, thứ năm được coi là nhu cầu bậc cao. Theo Maslow, sau khi các nhu cầu thấp hơn đã được thỏa mãn một cách tương đối thì các cá nhân sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu cao hơn, đặc biệt là nhu cầu tự thể hiện mình, ơng cũng khẳng định sự khác biệt cá thể bộc lộ rõ ràng nhất ở nhu cầu này. Việc thỏa mãn các nhóm nhu cầu bậc cao sẽ thúc đẩy các cá nhân tham gia vào đời sống xã hội và thể hiện bản thân mình, từ đó con người có được sự kết nối xã hội, được tồn tại trong các quan hệ xã hội.

Ở mỗi cá nhân khác nhau thì sự thúc đẩy của mỗi nhu cầu cũng không giống nhau, bởi vậy nhà quản lý cần xác định rõ sự thể hiện nhu cầu rất đa dạng và phong phú của người lao động để sử dụng các cách tiếp cận khác nhau tác động để tạo động lực cho người lao động được hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại, cả ba học thuyết trên đều là những mơ hình tạo động lực hết sức ý nghĩa. Vấn đề là các nhà quản lý giáo dục khi ứng dụng vào phạm vi một nhà trường cần lựa chọn và điều chỉnh một cách linh hoạt, hiệu quả để đạt được mục tiêu tạo động lực cho đội ngũ GV. Trong phạm vi luận văn này tôi sử dụng nhiều học thuyết nhu cầu của A.Maslow, bởi tính ứng dụng vào thực tiễn và sự phản ánh một cách khá đầy đủ về bức tranh tạo động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)