Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong hoạt động tạo động lực cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 51 - 53)

giáo viên

Lao động sư phạm vốn được coi là một dạng nghề nghiệp rất đặc thù, đặc điểm của nghề địi hỏi ở người GV tính sáng tạo, tính chủ động rất cao. Để phát huy được tính sáng tạo và tính chủ động của đội ngũ nhà giáo trước hết phải xuất phát từ niềm hăng say công việc, từ sự tâm huyết và tình yêu nghề nghiệp rất lớn. Giáo dục Việt Nam đang được đổi mới theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực người học. Quá trình ấy đòi hỏi sự đổi mới đồng

bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đội ngũ nhà giáo cũng phải nâng cao về năng lực và phẩm chất. Hơn lúc nào hết, đội ngũ nhà giáo đang phải chịu rất nhiều áp lực và động lực làm việc đang có xu hướng giảm và các nhà quản lý giáo dục cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tạo động lực và nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ GV.

Đúng vậy, vai trò lãnh đạo nhà trường của người Hiệu trưởng không chỉ làm cho mọi người “khẩu phục” chấp hành các quyết định, mệnh lệnh mà còn phải làm cho mọi người “tâm phục” đồng tình, ủng hộ với các ý tưởng nhằm xây dựng và phát triểnnhà trường.

Truman – Tổng thống Mỹ 1984-1972 đã từng nói: “Người lãnh đạo là người có thể thuyết phục người khác làm điều họ không muốn làm, hăng hái làm tốt điều mà họ đang uể oải làm” [17,22].

Với quyền hạn và chức trách của mình, việc tạo động lực lao động cho đội ngũ GV là công việc thường xuyên, thiết yếu của người HT. Để đảm bảo được vai trị quan trọng của mình trong tạo động lực cho đội ngũ GV người HT cần:

- Thường xuyên tìm hiểu để phát hiện các nhu cầu chưa được thoả mãn của GV thông qua việc xác định những nhu cầu nổi trội của các cá nhân; xác định những điều kiện làm việc hiện tại của nhà trường đã đáp ứng nhu cầu của cá nhân ở mức độ nào; xác định những điều cần thay đổi để cải thiện môi trường, công việc nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của GV. Bên cạnh đó HT nhà trường có thể thảo luận với GV về cơng việc, lắng nghe ý kiến và phân tích phản ứng của họ nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy động lực của đội ngũ GV.

- Để hoạt động tạo động lực đạt hiệu quả cao nhất cũng cần chú ý tạo sự hài hoà giữa nhu cầu cá nhân và công việc. Người HT cần xác định điều

kiện thuận lợi trong công việc tương ứng với mỗi loại nhu cầu, từ đó tạo điều kiện tốt nhất có thể để GV được thoả mãn nhu cầu nổi trội của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)