Thực trạng vai trò của Hiệu trưởng trong hoạt động tạo động lực cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 101 - 103)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung

2.4.1. Thực trạng vai trò của Hiệu trưởng trong hoạt động tạo động lực cho

Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ GV đối với sự phát triển của nhà trường, những năm qua Hiệu trưởng nhà trường đã dành nhiều sự quan tâm với nguồn lực này. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp tạo động lực cịn cảm tính, chưa có kế hoạch cụ thể và chưa hướng tới mục đích đáp ứng nhu cầu của GV. Khi được hỏi “Đơn vị thầy cơ quản lý đang triển khai các chính sách gì để tạo động lực làm việc cho GV?” Hiệu trưởng nói rằng mới chỉ quan tâm đến các chính sách liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất, phân công công việc và đánh giá thực hiện công việc.

Mặc dù Hiệu trưởng nhà trường cũng đã chú ý tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của đội ngũ, xác định những điều kiện làm việc hiện có của nhà trường xem đã đáp ứng được những nhu cầu cá nhân ở mức độ nào, xác định những điều kiện cần cải thiện, thay đổi để thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu của các cá nhân. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng cho thấy việc xác định đúng nhu cầu của GV đã là rất khó, việc tạo mọi điều kiện nhằm hướng tới thỏa mãn những nhu cầu, từ đó thúc đẩy động lực và khiến GV hăng say làm việc là bài tốn khơng hề đơn giản đối với các nhà quản lí. Thực tế Hiệu trưởng nhà trường mới chỉ thực hiện việc xác định nhu cầu bằng những kinh nghiệm và cảm tính nên việc xác định nhu cầu cịn chung chung, chưa được rõ ràng cụ thể.

Khi được hỏi “Theo thầy/cơ những chính sách của nhà trường có giúp

tăng cường động lực làm việc cho thầy/cơ khơng? Xin nêu cụ thể từng chính sách” thì 26/41 GV trả lời “có” trong đó chủ yếu ghi nhận việc Hiệu trưởng

luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động giảng dạy, việc phân công công việc phù hợp và một số chính sách thi đua khen thưởng. Đa số các GV trong trường đều đánh giá Hiệu trưởng là người nhiệt tình, trách nhiệm, đánh giá cơng bằng, khách quan, không thiên vị; đối xử tôn trọng, thân thiện đối với GV; trong phân cơng cơng việc ln đảm bảo tính cơng bằng, khách quan và phù hợp với năng lực từng GV.

Tuy nhiên khi được hỏi “Thầy/cơ thấy chưa hài lịng những vấn đề gì

về hoạt động quản lý của Ban giám hiệu, về môi trường làm việc và các vấn đề khác ở nhà trường nơi thầy/cô đang công tác?” nhiều ý kiến bảy tỏ mong

muốn Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm hơn tới đời sống tinh thần và đặc biệt là việc xây dựng một mơi trường tâm lí thoải mái, thân thiện, đồn kết và chia sẻ.

“Một số GV ở trường tôi chưa thực sự sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giúp nhau cùng tiến bộ. Còn ganh đua về thời lượng công việc được phân công”.

Cô giáo L A T – GV dạy Tốn

“Chúng tơi mong muốn có một bầu khơng khí thoải mái để mỗi ngày chúng tơi đến trường thực sự là một ngày vui”

Thầy N V T – GV dạy Lịch sử “BGH còn nặng về yêu cầu đối với GV, đặc biệt là những yêu cầu về hồ sơ

sổ sách, ít khi quan tâm vấn đề cải thiện môi trường tâm lý tại nhà trường. Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đơi khi cịn máy móc, tầm nhìn cịn hạn chế”.

Cô giáo H T L – GV dạy Tiếng Anh Đặc biệt khá nhiều ý kiến trùng quan điểm cho rằng “Hiệu trưởng cần

Bên cạnh những chính sách của nhà trường đối với đội ngũ GV thì sự quan tâm của Ban giám hiệu, đặc biệt của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng, hết sức cần thiết đối với bản thân họ. Một GV nữ bày tỏ:

“Mặc dù Hiệu trưởng nhà trường có sự lắng nghe ý kiến xây dựng của GV khi đưa ra quyết định cũng như lắng nghe những ý kiến phản hồi của GV khi thực hiện những yêu cầu mới song việc phân tích và giải quyết nhiều nguyện vọng của GV chưa thực sự mang lại sự hài lịng cho chúng tơi”.

Cô giáo T T L P – GV dạy Vật lí Một thực trạng hiện nay ở trường THCS Hịa Long nói riêng và ở thành phố Bắc Ninh nói chung là GV đang phải chịu áp lực khá nhiều từ các cuộc thi (thi GV dạy giỏi các cấp, thi thiết kế bài giảng elearning, hướng dẫn học sinh thi hùng biện tiếng anh, thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, các cuộc thi tìm hiểu do cơng đồn tổ chức…) và áp lực từ những yêu cầu về hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, trước những phản ứng của GV về những yêu cầu đổi mới phương pháp, yêu cầu hồ sơ sổ sách chuyên môn, yêu cầu về việc tham gia các cuộc thi… Hiệu trưởng chưa tìm được những biện pháp phù hợp để động viên khuyến khích GV mà thường áp đặt GV thực hiện và giải thích là “do cấp trên yêu cầu”. Để hoạt động tạo động lực đạt hiệu quả cao nhất, người Hiệu trưởng cũng cần chú ý phân tích phản ứng của GV nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy động lực của đội ngũ GV.

2.4.2. Thực trạng thực hiện quy trình tạo động lực của Hiệu trưởng trong hoạt động tạo động lực cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Hòa Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)