Thực trạng về động lực củagiáo viên trường THCS Hòa Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 82 - 88)

2.3.5.1. Thực trạng mức độ làm việc của GV

Bảng 2. 3. Điểm trung bình và mức độ động lực làm việc của mình hiện tại

Mức độ SL % Ít động lực 2 4.9 Bình thường 20 48.8 Động lực mạnh mẽ 19 46.3 Tổng 41 100.0 Điểm trung bình 3.41 Độ lệch chuẩn 0.591

Qua kết quả phân tích số liệu, cho thấy động lực làm việc của đội ngũ GV trường THCS Hòa Long ở mức độ mạnh mẽ (với điểm trung bình là 3.41). Có 46.3% ý kiến GV cho rằng bản thân có động lực mạnh mẽ. Tuy nhiên hơn nửa số GV trong nhà trường cịn cảm thấy mình có ít động lực hoặc động lực làm việc bình thường. Bên cạnh một số ý kiến bày tỏ quan điểm bản thân và một số đồng nghiệp khác ln nhiệt tình trong cơng việc, yêu nghề mến trẻ thì khi được hỏi “Thầy/cơ đánh giá như thế nào về động lực của đồng nghiệp trong trường” thì có nhiều ý kiến đánh giá các đồng nghiệp của mình có ít hay khơng có động lực làm việc. Như vậy, việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ GV tại trường THCS Hòa Long trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

Theo như số liệu thu được ở câu hỏi GV về mức độ động lực làm việc, tác giả nghiên cứu thực trạng để xem mức độ động lực của họ với mối quan hệ với các đặc điểm cá nhân sự khác nhau như thế nào. Kết quả thu được như sau:

* Với độ tuổi

Bảng 2. 4. Mối quan hệ giữa mức độ động lực làm việc của GV với độ tuổi

Mức độ

Tuổi

Tổng Dưới 30

tuổi Từ 30 đến 40 tuổi Từ 40 đến 50 tuổi

Trên 50 tuổi Ít động lực SL 0 0 2 0 2 % 0.0 0.0 15.4 0.0 4.9 Bình thường SL 0 12 6 2 20 % 0.0 54.5 46.2 50.0 48.8 Động lực mạnh mẽ SL 2 10 5 2 19 % 100.0 45.5 38.5 50.0 46.3 Tổng SL 2 22 13 4 41 % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nhìn chung GV trong nhà trường đều cho rằng động lực làm việc của bản thân mình ở mức độ bình thường (48.8%) và mức độ động lực mạnh mẽ (46.3%). Trong đó, GV trong độ tuổi 30-40 chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhà trường cũng cho rằng mình có động lực làm việc bình thường và mạnh mẽ lần lượt là 54.5% và 45.5%. Đặc biệt, GV dưới 30 tuổi đều thấy bản thân có động lực mạnh mẽ (100%), đây là độ tuổi luôn thể hiện được sự năng nổ, nhiệt huyết của tuổi trẻ và ln cố gắng, nỗ lực hết mình để hồn thành mọi cơng việc được giao.

* Với giới tính

Bảng 2. 5. Mối quan hệ giữa mức độ động lực làm việc của GV với giới tính

Mức độ Giới tính Tổng Nam Nữ Ít động lực SL 0 2 2 % 0.0 6.1 4.9 Bình thường SL 4 16 20 % 50.0 48.5 48.8 Động lực mạnh mẽ SL 4 15 19 % 50.0 45.5 46.3 Tổng SL 8 33 41 % 100.0 100.0 100.0

Nhìn chung tỷ lệ GV có động lực làm việc mạnh mẽ ở nam giới là 50% cao hơn nữ giới là 45.5%. GV nữ tại trường có động lực bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm là 48.5%, vì hiện GV nữ hầu như ở độ tuổi trên 30, bởi vậy ngồi cơng việc giảng dạy họ bị chi phối khá nhiều bởi cơng việc gia đình, sinh con, chăm sóc ni dạy con cái, nội trợ…. Khi bị áp lực trong công việc, cuộc sống hàng ngày tác động dẫn đến GV không đủ sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, năng lực, đó là nguyên nhân của sự thất vọng, chán nản, bất lực, giảm sút động lực làm việc.

* Về thâm niên công tác

Bảng 2. 6.Mối quan hệ giữa mức độ động lực làm việc của GV với thâm niên công tác

Mức độ

Thâm niên công tác

Tổng Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Từ 10 đến 20 năm Trên 20 năm Ít động lực SL 0 0 1 1 2 % 0.0 0.0 4.3 12.5 4.9 Bình thường SL 1 3 12 4 20 % 25.0 50.0 52.2 50.0 48.8 Động lực mạnh mẽ SL 3 3 10 3 19 % 75.0 50.0 43.5 37.5 46.3 Tổng SL 4 6 23 8 41 % 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nhìn chung, nhóm GV thâm niên cơng tác dưới 5 năm có động lực làm việc mạnh mẽ nhất. Như đã phân tích ở trên, họ là những người cịn trẻ tuổi nên còn nhiều nhiệt huyết với nghề. Cịn lại, giữa các nhóm năm thâm niên cơng tác khơng có nhiều sự khác biệt, tuy nhiên những GV càng nhiều năm cơng tác thì động lực làm việc có xu hướng giảm. Ngày nay đứng trước cơng cuộc đổi mới giáo dục, vấn đề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… địi hỏi GV ngồi việc nắm vững kiến thức bộ mơn phải có năng lực ngoại ngữ, năng lực sử dụng các ứng dụng CNTT hoặc các phương tiện truyền thông, cập nhật các thông tin giáo dục trong kỉ nguyên số, thời đại của

công nghệ…. Đây là một trở ngại khá lớn đối với đội ngũ GV lớn tuổi, khiến động lực làm việc của họ giảm sút.

* Về trình độ chun mơn

Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa mức độ động lực làm việc của GV với trình độ chun mơn

Các mức độ Trình độ chun mơn Tổng Cao đẳng Đại học Sau đại học

Ít động lực SL 0 2 0 2 % 0.0 5.4 0.0 4.9 Bình thường SL 1 18 1 20 % 50.0 48.6 50.0 48.8 Động lực mạnh mẽ SL 1 17 1 19 % 50.0 45.9 50.0 46.3 Tổng SL 2 37 2 41 % 100.0 100.0 100.0 100.0

Qua bảng ta thấy, GV với các trình độ chun mơn thường có động lực làm việc bình thường và mạnh mẽ ở mức độ tương đương nhau. Chẳng hạn, trường THCS Hòa Long với trình độ GV đa số là Đại học, có tới 48.6% và 45.9% GV cho rằng bản thân mình lần lượt với động lực bình thường và mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn 4.9% GV nhận thấy mình ít động lực trong làm việc tại nhà trường.

2.3.5.2. Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện các hoạt động của giáo viên với các yếu tố liên quan

Để làm rõ hơn thực trạng động lực làm việc của GV trường THCS Hòa Long, tác giả tiếp tục khảo sát về việc thực hiện hoạt động của GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.9. Việc thực hiện các hoạt động của GV

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy việc thực hiện các hoạt động của đội ngũ GV ở trường THCS Hòa Long khá đồng đều. Các hoạt động “luôn thực hiện tốt công việc, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường”, “mong muốn gắn bó lâu dài với nghề GV”, “cảm thấy hạnh phúc vì được tiếp xúc, đào tạo thế hệ trẻ; cảm thấy hạnh phúc vì nghề GV mang lại những giá trị to lớn cho xã hội”, “thường xuyên cập nhật tri thức mới để đáp ứng nhu cầu công việc”, “luôn nỗ lực hết sức hồn thành cơng việc của tơi nhằm đạt được các mục tiêu của nhà trường dù có gặp bất kể khó khăn nào”, “ln cảm thấy hào hứng với những công việc của người GV” đều ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên số lượng GV cảm thấy hào hứng với những cơng việc của người GV có giá trị trung bình thấp nhất (3.68). Để làm rõ vấn đề tại sao với một tỉ lệ rất cao ý kiến muốn gắn bó lâu dài với nghề mà có tới 36.6% ý kiến cho rằng mình khơng cịn hào hứng với cơng việc, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

“Bản thân tơi u nghề giáo từ khi cịn nhỏ, cũng một phần do gia đình có truyền thống trong ngành sư phạm, dạy học được 13 năm trong nghề tôi luôn mong muốn và sẽ gắn bó lâu dài với nghề tôi đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do yêu cầu của ngành, của nhà trường chúng tôi cảm thấy khá áp lực bởi những yêu cầu về hồ sơ chuyên môn của GV. Mặc dù không phải soạn giáo án viết tay nhưng những yêu cầu về mẫu giáo án, hình thức trình bày khiến chúng tơi mất khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó là hệ thống hồ sơ chuyên môn với rất nhiều loại sổ sách như sổ công tác, sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ điểm cá nhân, sổ cái (mặc dù đã được làm trên phần mềm), sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sổ chủ nhiệm…, ngồi ra cịn rất nhiều loại kế hoạch mà chúng tơi phải hồn thành… Chính bởi vậy mà một số GV trong trường tơi cũng như trong thành phố đã khơng cịn cảm thấy hào hứng với công việc”.

Cô giáo N T M – GV dạy Ngữ văn

“Những chỉ tiêu thi đua khiến chúng tôi thật sự cảm thấy áp lực và không cịn hào hứng với cơng việc”.

Cơ giáo N P H – GV dạy Địa lí

“Bản thân cảm thấy ngày càng giảm những hào hứng với công việc giảng dạy một phần do học sinh bây giờ ngày càng lười học. Bên cạnh đó, những GV lớn tuổi như chúng tơi nhìn chung là kinh tế đã ổn định song nhiều GV trẻ thì đồng lương hiện tại khơng đủ trang trải cuộc sống cũng khiến họ khơng cịn tồn tâm toàn ý cho cơng việc, tổ tơi hiện có một số GV phải làm thêm công việc bán hàng trên mạng”.

Cô giáo N X T – GV dạy Tốn lâu năm Tóm lại, mặc dù có khá nhiều ý kiến bày tỏ những khó khăn, áp lực trong công việc hiện tại song trước những yêu cầu ngày càng cao trong cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục, một điều đáng mừng là đa số đội ngũ GV trường THCS Hịa Long vẫn có trách nhiệm rất cao trong công việc được giao. BGH nhà trường cần tìm ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả để đội ngũ GV nhà trường ngày càng tâm huyết, tồn tâm tồn ý, hết lịng vì sự nghiệp giáo dục.

2.3.6. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường THCS Hòa Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 82 - 88)