Thực trạng triển khai các chức năng quản lý trong tạo động lự cở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 105 - 109)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung

2.4.3. Thực trạng triển khai các chức năng quản lý trong tạo động lự cở

2.4.3.1. Thực trạng triển khai chức năng lập kế hoạch trong quản lý hoạt động tạo động lực ở trường THCS Hòa Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bảng 2. 18. Triển khai chức năng lập kế hoạch trong quản lý hoạt động tạo động lực

Ban giám hiệu triển khai chức năng lập kế hoạch trong quản

lý hoạt động tạo động lực SL %

Xác định những việc cần làm để tiến hành hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV

Hiệu quả ít 6 14.6

Bình thường 11 26.8

Hiệu quả 22 53.7

Rất hiệu quả 2 4.9

Xác định thời điểm tiến hành và thời điểm kết thúc hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV

Hiệu quả ít 5 12.2

Bình thường 15 36.6

Hiệu quả 21 51.2

Xác định những điều kiện, nguồn lực cần thiết để tiến hành các hoạt động tạo động lực

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 12 29.3

Hiệu quả 26 63.4

Xác định mục tiêu, kết quả mong đợi của tổ chức về hoạt động tạo động lực.

Hiệu quả ít 5 12.2

Bình thường 11 26.8

Hiệu quả 25 61.0

Xác định các biện pháp cần áp dụng khi thực hiện các hoạt động để tạo động lực cho đội ngũ GV

Hiệu quả ít 6 14.6

Bình thường 11 26.8

Hiệu quả 24 58.5

Tổng 41 100.0

Qua điều tra, khảo sát đội ngũ GV về việc triển khai chức năng lập kế hoạch trong hoạt động tạo động lực của Ban giám hiệu trường THCS Hòa Long cho thấy đội ngũ GV đánh giá việc BGH “xác định thời điểm tiến hành và thời điểm kết thúc hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV” đạt hiệu quả thấp nhất với tỉ lệ 36.6% ý kiến GV cho rằng bình thường và 12.2% ý kiến GV cho rằng ít hiệu quả. Đối với việc BGH “xác định những điều kiện, nguồn lực cần thiết để tiến hành các hoạt động tạo động lực”, “xác định mục tiêu, kết quả mong đợi của tổ chức về hoạt động tạo động lực”, “xác định các biện pháp cần áp dụng khi thực hiện các hoạt động để tạo động lực cho đội ngũ GV” cũng được đội ngũ GV đánh giá có hiệu quả song ở mức độ chưa cao.

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động quản lý, đối với hoạt động tạo động lực cho GV, BGH cần xác định mục tiêu, kết quả mong đợi, các điều kiện, nguồn lực cần thiết, xác định các biện pháp cũng như thời điểm tiến hành các hoạt động một cách cụ thể, chi tiết và phù hợp với tình hình thực tiễn. Với kết quả khảo sát thực trạng, việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động tạo động lực ở trường THCS Hòa Long cần được đầu tư một cách bài bản, khoa học và hiệu quả hơn.

2.4.3.2. Thực trạng triển khai chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động tạo động lực ở trường trung học cơ sở Hòa Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục Bảng 2. 19. Triển khai chức năng tổ chức trong QL hoạt động tạo động lực

BGH triển khai chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động tạo

động lực SL %

Xác định những hoạt động sẽ triển khai để tiến

hành hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV Bình thường

16 39.0

Hiệu quả 25 61.0

Xác định đội ngũ chịu trách nhiệm chính, đội ngũ phối hợp trong hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 16 39.0

Hiệu quả 21 51.2

Rất hiệu quả 1 2.4

Xác định phương pháp cũng như cơ chế phối hợp trong hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 15 36.6

Hiệu quả 23 56.1

Xác định các bước để tiến hành tạo động lực

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 16 39.0

Hiệu quả 22 53.7

Tổng 41 100.0

Chức năng tổ chức có vai trị hết sức quan trọng, đó là giai đoạn hiện thực hóa tất cả các mục tiêu, nội dung mà kế hoạch đã đề ra. Việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo động lực cho GV ở trường THCS Hòa Long thực sự chưa có chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc BGH “xác định những hoạt động sẽ triển khai để tiến hành hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV” còn chưa cụ thể, việc “xác định đội ngũ chịu trách nhiệm chính, đội ngũ phối hợp trong hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV” còn chưa rõ ràng, BGH nhà trường chưa có sự sắp xếp, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho

từng thành viên cũng như các tổ chức khác trong nhà trường như Cơng đồn, Đồn thanh niên, tổ chun mơn… Bên cạnh đó, BGH chưa xác định được phương pháp cụ thể cũng như cơ chế phối hợp trong hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GV, Các hoạt động tạo động lực cần được lồng ghép khéo léo trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.

2.4.3.3. Thực trạng triển khai chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động tạo động lực ở trường trung học cơ sở Hòa Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục Bảng 2. 20. Triển khai chức năng chỉ đạo trong QL hoạt động tạo động lực

Ban giám hiệu triển khai chức năng chỉ đạo trong quản

lý hoạt động tạo động lực SL %

Xác định mục tiêu, phương hướng tạo động lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 13 31.7

Hiệu quả 25 61.0

Ra các quyết định cụ thể, cách thức thực hiện hiệu quả nhất để hoạt động tạo động lực đạt mục tiêu như mong muốn

Hiệu quả ít 1 2.4

Bình thường 14 34.1

Hiệu quả 26 63.4

Điều chỉnh kế hoạch tạo động lực cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS trong thực tiễn

Hiệu quả ít 5 12.2

Bình thường 13 31.7

Hiệu quả 22 53.7

Rất hiệu quả 1 2.4

Kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch tạo động lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Hiệu quả ít 1 2.4

Bình thường 15 36.6

Hiệu quả 25 61.0

Đánh giá khách quan và có tính khích lệ mức độ hồn thành nhiệm vụ của GV

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 10 24.4

Hiệu quả 28 68.3

Tổng 41 100.0

Qua điều tra, khảo sát đội ngũ GV về việc triển khai chức năng chỉ đạo trong hoạt động tạo động lực của BGH trường THCS Hòa Long cho thấy việc “xác định mục tiêu, phương hướng tạo động lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” chưa được BGH nhà trường quan tâm đúng mức với tỉ lệ 31.7% ý kiến GV cho rằng hiệu quả bình thường và có 7.3% ý kiến GV cho rằng hiệu quả ít. Bên cạnh đó, chức năng chỉ đạo trong hoạt động tạo động lực đòi

hỏi BGH nhà trường cần ra các quyết định cụ thể cũng như cách thức thực hiện để điều hành hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 63.4% ý kiến GV đánh giá việc “ra các quyết định” của BGH là hiệu quả. Công tác chỉ đạo của BGH trường THCS Hòa Long được đánh giá là có sự thống nhất khi ra các quyết định điều hành tuy nhiên việc đưa ra các quyết định hay nội dung cơng việc đơi khi cịn mang nặng tính hành chính, mệnh lệnh, áp đặt. Động lực làm việc mang tính cá nhân khá lớn nên việc chỉ đạo cần có sự khéo léo, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. BGH nhà trường cần liên kết và động viên mọi thành viên trong nhà trường tích cực thực hiện đúng những mục tiêu, nội dung, chương trình mà kế hoạch đề ra bằng cách chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để hoạt động tạo động lực trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất

2.4.3.4. Thực trạng triển khai chức năng đánh giá trong quản lý hoạt động tạo động lực ở trường THCS Hòa Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bảng 2.21. Triển khai chức năng đánh giá trong QL hoạt động tạo động lực

Ban giám hiệu triển khai chức năng đánh giá trong quản

lý hoạt động tạo động lực SL %

Xác định những tiêu chí, những yêu cầu cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của hoạt động tạo động lực

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 19 46.3

Hiệu quả 19 46.3

Xác định quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động tạo động lực

Hiệu quả ít 2 4.9

Bình thường 16 39.0

Hiệu quả 23 56.1

Ra quyết định đánh giá kết quả hoạt động tạo động lực dựa trên mức độ đạt được các tiêu chí, các yêu cầu đã đề ra

Hiệu quả ít 2 4.9

Bình thường 17 41.5

Hiệu quả 22 53.7

Phát hiện những vấn đề bất cập, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục để hoạt động tạo động lực đạt kết quả cao nhất

Hiệu quả ít 3 7.3

Bình thường 19 46.3

Hiệu quả 19 46.3

Sử dụng kết quả đánh giá GV lồng ghép vào hoạt động tạo động lực.

Hiệu quả ít 2 4.9

Bình thường 16 39.0

Hiệu quả 23 56.1

Chức năng đánh giá có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đưa ra những điều chỉnh kịp thời để tăng hiệu quả của hoạt động tạo động lực. Tuy nhiên, chức năng đánh giá hoạt động tạo động lực ở trường THCS Hòa Long chưa được Hiệu trưởng coi trọng, việc đánh giá còn hết sức chung chung, phiến diện. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy thực trạng triển khai chức năng đánh giá trong quản lý hoạt động tạo động lực ở trường THCS Hòa Long được đánh giá là hiệu quả chưa cao, trong đó việc BGH “xác định những tiêu chí, những yêu cầu cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của hoạt động tạo động lực” và “phát hiện những vấn đề bất cập, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục để hoạt động tạo động lực đạt kết quả cao nhất” chỉ có 46.3% ý kiến cho rằng có hiệu quả cịn lại các ý kiến cịn lại đều cho rằng bình thường hoặc hiệu quả ít. Nhà trường cần xây dựng những tiêu chí, những yêu cầu hết sức cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của hoạt động tạo động lực từ đó phát hiện những vấn đề bất cập nhằm đề ra được những biện pháp khắc phục để hoạt động tạo động lực đạt kết quả cao nhất. Đồng thời BGH cũng cần chú ý sử dụng kết quả đánh giá GV để lồng ghép vào hoạt động tạo động lực cho GV nhà trường.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tạo động lực và quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Hòa Long trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tạo động lực cho giáo viên trường trung học cơ sở hoà long, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)