Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 35 - 38)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1.2 Tổng quan về xuất khẩu nông sản

1.2.4.1 Các yếu tố bên ngoài

* Quy mô thị trường tiêu thụ và xu hướng tự do hóa, tồn cầu hóa thương mại

Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thơng tin về quy mơ của thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đang hướng đến cũng như doanh thu có thể đạt được trước đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường. Hoạt động này là cần thiết khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị trường hay chào bán sản phẩm mới. Quy mô thị trường là một yếu tố quan trọng của việc nghiên cứu thị trường vì đó là trọng tâm của xây dựng chiến lược phát triển của công ty.

Do khả năng sản xuất của nước nhập khẩu không đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hoặc do các mặt hàng trong nước sản xuất không đa dạng nên không thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, nên cũng là một trong những nhân tố để thúc đẩy xuất khẩu của các nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước và cả nhu cầu của nước ngoài.

* Nguồn cung cấp đầu vào của doanh nghiệp

Nguồn cung ứng đầu vào đóng vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng nông sản của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách đảm bảo có được nguồn cung ứng đều đặn, chất lượng cao với giá cạnh tranh. Bởi các nguồn nơng sản đầu vào có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, số lượng, năng suất của sản phẩm xuất khẩu.

28

* Các đối tượng khách hàng tại thị trường tiêu thụ

Khách hàng quốc tế được hiểu là những nhà nhập khẩu sản phẩm nông sản từ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản, khách hàng quốc tế có ảnh hưởng rất quan trọng.

Nguyên nhân là do có quá nhiều nhà sản xuất và cung cấp hàng nông sản trên thế giới nên người mua có thể chọn mua sản phẩm từ các nhà cung cấp ở nhiều quốc gia. Công suất cung ứng hàng nông sản hiện nay của thế giới cao hơn gấp hai lần so với nhu cầu thực tế nên tình hình cạnh tranh nhau rất là gay gắt.

* Các đối thủ cạnh tranh

Mỗi cơng ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau và nó cũng gây khơng ít rào cản cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh với mình hoặc hiện tại thì chưa nhưng tiềm ẩn một khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp của mình ở một sản phẩm hay một lĩnh vực nào đó. Nguy cơ ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp đối đầu với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh trước mắt và nếu khơng tìm hiểu kỹ và có biện pháp hữu hiệu phịng chống thì khả năng doanh nghiệp không thể trụ lại doanh nghiệp là khá cao. Do đó, trong kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nhận diện được đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra những chính sách, chiến lược thích hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Có hai dạng đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh tranh trực tiếp: Là những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong ngành, có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải phân tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu, chiến lược, tiềm năng,… để có những đối sách phù hợp.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành, đây là yếu tố có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Không am hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ là một nguy cơ đe dọa các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm…Nhưng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp khơng có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện qua mơ hình sau:

29

Hình 1.6: Sơ đồ ảnh hưởng của yếu tố các đối thủ cạnh tranh

- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: các thủ này chưa có kinh nghiệm trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế song nó có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, lao động và tận dụng được lợi thế của người đi sau, do đó dễ khắc phục được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện tại để có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, một doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư vốn, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhưng mặt khác phải tăng cường quảng cáo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ và khuyếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến.

- Sức ép của nhà cung cấp: nhân tố này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc sẵn sàng liên kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước cho doanh nghiệp. Vì thế hoạt động xuất khẩu có nguy cơ gián đoạn.

- Sức ép người tiêu dùng: Trong cơ chế thị trường, khách hàng được coi là "thượng đế". Khách hàng có khả năng làm thu hẹp hay mở rộng qui mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp.

Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: khi hoạt động trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tơn trên thị trường mà thường bị chính các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt

30

hàng đó. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)