Tổng quan về Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 47)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.2 Tổng quan về thị trường Hàn Quốc

2.2.1 Tổng quan về Hàn Quốc

2.2.1.1 Mơi trường văn hóa

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ Bắc tới Nam, ở phần đông bắc lục địa Châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo giáp với Trung Quốc và Nga, phía đơng bán đảo là Biển Đơng, xa hơn là nước láng giềng Nhật Bản. Ngồi bán đảo chính cịn có hơn 3.200 đảo nhỏ. Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm, mùa đơng lạnh, khơ và có tuyết rơi nhiều.

40

Thời xưa, đất nước Hàn Quốc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản nhưng nay đất nước Hàn Quốc đã khốc lên mình một vẻ độc lập, tự chủ, có sức ảnh hưởng khơng kém đến các quốc gia khác.

2.2.1.2 Mơi trường chính trị- pháp luật

Người đứng đầu Đại Hàn Dân Quốc là Tổng Thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (Tương đương chức Tổng Tư Lệnh). Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa 30 thành viên.Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định và lảnh đạo chính phủ. Chức vụ của thủ tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua cua quốc hội. Quốc hội hàn quốc chỉ có một viện và đươc gọi là Gukhoe, đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần, Quốc hội có 299 đại biểu. Quyền lập pháp được trao cho quốc hội bao gồm các nghị sĩ được bầu theo phương thức phổ thơng bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Cơ quan tư pháp ở Hàn Quốc gồm toà án hiến pháp, toà án tối cao, toà án phúc thẩm vùng, toà án địa phương và các toà án đặc biệt.

Hàn Quốc trải qua những biến động lớn về chính trị trong q trình phát triển dân chủ hố, trong q trình đó hiến pháp đã được sửa đổi chính lần cho đến hiến pháp ban hành sau lần sủa đổi vào ngày 29 tháng 10 năm 1987. Hiến pháp hiện hành phản ánh những nỗ lực lâu nay hướng đến một nền dân chủ hoá thực thụ. Ngoài ra hiến pháp đã được sửa đổi qua những trình tự hợp pháp, một sự thật khác đáng chú ý có nhiều biến đổi quan trọng diễn ra như quyền hạn của tổng thống bị thu hẹp quyền hạn của các cơ quan lập pháp được tăng cường, các chế độ nhằm bảo vệ nhân quyền được lập ra thêm.

2.2.1.3 Môi trường kinh tế

Hàn Quốc là một quốc gia phát triển, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Năm 2021 Hàn Quốc được xếp vào danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, trong đó Hàn Quốc xếp thứ 10 với GDP đạt 1.823,9 tỷ USD.

Trong 4 thập kỷ qua, Hàn Quốc đã chứng tỏ sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc và hội nhập tồn cầu để trở thành một nền kinh tế cơng nghiệp hóa. Ngồi ra, các chính sách định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Hàn Quốc. Theo thông tin tổng hợp từ nguồn “CIA World Factbook”, Hàn Quốc hiện là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới và là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 9 trên thế giới.

41

Bảng 2.3 GDP của Hàn Quốc và tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giai đoạn 2015-2021

Đơn vị: Tỷ USD

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2021

GDP (tỷ USD) 1,002 1,094 1,135 1,161 1,194 1,234

Tốc độ tăng trưởng 0.708 6.497 3.682 2.292 2.896 3.341

Nguồn: National statistics repuclic of South Korea

Biểu đồ 2.1 : GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giai đoạn 2015 - 2021

Dựa vào biểu đồ 2.1 ta thấy. Hàn Quốc đã từng bước khôi phục nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 20014-2015. Cụ thể, GDP năm 2015 đạt 1002 tỷ USD, sang năm 2016 GDP Hàn Quốc tăng lên đạt 1,094 tỷ USD tức tăng 92 tỷ USD so với năm 2015, tương ứng tăng 6.497% so với năm 2015.

Giai đoạn 2016 – 2017, GDP năm 2017 là 1,135 tỷ USD, tăng 41 tỷ USD, tương ứng tăng 3.682% so với năm 2016. Đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ tăng nhẹ là 2.292% so với năm 2017 nhưng Hàn Quốc vẫn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao của thế giới.

42

Trong giai đoạn 2018-2019, GDP năm 2019 là 1,194 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2018 là 33 tỷ USD, tương ứng tăng 2.896% so với năm 2018. Trong năm 2018, tiêu dùng tư nhân tăng 0,5% do chi tiêu cho các đồ dùng lâu bền như ôtô và đồ dùng bán lâu bền như quần áo và giày dép. Đầu tư vào thiết bị giảm 6,4%, đầu tư cho ngành xây dựng tăng 0,3%. Xuất khẩu giảm 0,6%, tập trung vào các sản phẩm hóa dầu và thép, trong khi đó nhập khẩu tăng 1,7% với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc nói chung.

Sang năm 2019, Hàn Quốc phải hứng chịu các tác động tiêu cực do đồng yên Nhật mất giá gây nên. Các ngành công nghiệp của Hàn Quốc chịu tổn thất nhiều nhất là ơ tơ, máy móc và thép do phải cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ hơn của đối thủ Nhật Bản do Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

GDP của Hàn Quốc chỉ chiếm 1,6% trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng các đối tác FTA của Hàn Quốc lại đại diện cho 56,2% GDP thế giới. Có thể nói, Hàn Quốc đang mở rộng lãnh thổ kinh tế của mình thơng qua các hiệp định FTA. Những nỗ lực khơng ngừng đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động và đưa tới những con số đầy ấn tượng trong bản báo cáo kinh tế của cả nước.

Trong giai đoạn 2019-2020,GDP năm 2020 là 1,234 tỷ USD, tăng 40 tỷ USD, tương ứng tăng 3.341% so với năm 2019. Trong năm 2020, xuất khẩu của Hàn Quốc đã đạt mức cao kỷ lục, bất chấp kinh tế tăng chậm lại ở Trung Quốc - thị trường chủ chốt của Hàn Quốc và sự phục hồi chậm chạp tại châu Âu.

Giai đoạn 2020-2021, GDP trong năm 2021 của Hàn Quốc đạt 1,267 tỷ USD tức tăng 33 tỷ USD và tăng 2.612% so với năm 2020. Tuy nhiên, trong năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc chỉ đạt 2,6% trong cả năm do GDP quý IV chậm lại và xuất khẩu sụt giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

43

Bảng 2.4: Thị phần xuất nhập khẩu của Hàn Quốc với một số nước chính trên thế giới năm 2021

Nước nhập khẩu từ Hàn Quốc

Thị phần Nước xuất khẩu

sang Hàn Quốc

Thị phần

Trung Quốc 25,1% Trung Quốc 21,3%

Hoa Kỳ 13,6% Hoa Kỳ 12,3% Việt Nam 8,9% Nhật Bản 9,5% Hồng Kông 5,9% Ả-Rập Xê-Út 4,3% Nhật Bản 5,2% Việt Nam 4,2% Ấn Độ 2,8% Úc 4,1% Singapore 2,4% Đức 4,0% Mexico 2,0% Nga 2,9% Malaysia 1,6% Qatar 2,6% Đức 1,6% Cô- oét 2,1% Nguồn: Comtrade

Hàn Quốc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, phụ thuộc khá nhiều vào ngoại thương, nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc (đối tác thương mại chính của nước này chiếm 25,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), tiếp theo là Hoa Kỳ (13,6%), Việt Nam (8,9%), Hồng Kông (5,9%), Nhật Bản (5,2%). Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (21,3%), Hoa Kỳ (12,3%), Nhật Bản (9,5%), Ả-Rập Xê-Út (4,3%) và Việt Nam (4,2%). Hàn Quốc đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác (đại diện hơn 70% nền kinh tế toàn cầu)

2.2.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc:

Trong những năm gần đây, vị thế của Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định khi quốc gia này luôn là một đối tác quan trọng và mang tầm chiến lược của Việt Nam.

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,33% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

44

Trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 15,7% và nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 10,1 tỷ USD, tăng 20,3%.

Với dân số trên 51 triệu người, thu nhập bình quân 35.168 USD/người/năm. Năm 2021 Hàn Quốc nhập khẩu 40 tỷ USD mặt hàng nơng thuỷ sản, trong khi đó thị phần mặt hàng này của Việt Nam tại Hàn Quốc khoảng 3,2%, với 3,8 tỷ USD

Biểu đồ 2.3: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2021 và so sánh với năm 2020

Đơn vị: Tỷ USD

So sánh các con số trên có thể thấy dung lượng thị trường cho nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc là lớn.

Sau 5 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) đi vào thực thi, hợp tác về thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. VKFTA không chỉ giúp tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mà còn làm thay đổi cấu trục thương mại sang hướng tích cực hơn để hai quốc gia có thể phát huy thế mạnh của mình.

Một trong những lợi ích lớn mà Việt Nam nhận được từ việc ký kết FTA với Hàn Quốc là mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc; hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của Hàn Quốc.

45

Theo cam kết, phía Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu, mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dịng thuế tự do hóa lên 11.600 dịng thuế (chiếm 95,4% tổng biểu thuế).

Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đó là hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).

* Các lợi ích hiệp định VKFTA liên quan đến mặt hàng nông sản

Đối với hàng nông sản được hưởng lợi trực tiếp từ tất cả nội dung cam kết về thuế quan về quy tắc xuất xứ cụ thể:

- Hạn ngạch thuế quan đối với hàng nông sản: Theo các cam kết tiếp cận thị trường trong khuôn khổ đa phương, Hàn Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 227 dịng thuế hàng nơng sản (kể cả gạo, năm 2015, theo mã HS 10 số vào năm 2016 so với 187 dịng thuế, khơng kể gạo, năm 2017). Trong khi mức thuế trong hạn ngạch nằm trong khoảng 0% - 50%, mức thuế ngoài hạn ngạch vẫn rất cao (đối với đậu, hạt thông, trà xanh, táo tầu, ngũ cốc, tinh bột, nhân sâm...), thậm chí có mặt hàng như sắn lên đến 887,4%. Bên cạnh đó, thuế suất ngồi hạn ngạch của nhiều mặt hàng còn áp dụng kết hợp giữa thuế suất phần trăm và thuế suất tuyệt đối tùy theo mức nào lớn hơn. Hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo (cho đến cuối năm 2014) được điều hành hoặc phân bố bởi 24 tổ chức khác nhau của Hàn Quốc, bao gồm các Bộ, các công ty thương mại nhà nước và các hiệp hội sản xuất.

Trong một số trường hợp, cơ quan điều hành hạn ngạch thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu là đối tượng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, trừ ba tổ chức là Liên hiệp các Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia, Liên hiệp các Hợp tác xã Lâm nghiệp Quốc gia và Hợp tác xã Nông nghiệp trồng cam jeju, các Hiệp hội sản xuất khác có những thành viên là những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng nguyên liệu là những mặt hàng nhập khẩu là đối tượng áp dụng hạn ngạch thuế quan. Vì vậy, có khả năng việc điều hành và phân bỏ hạn ngạch có sự thiên vị vì lợi ích của những thành viên và tổ chức này. Tùy theo từng mặt hàng, cơ chế phân bố hạn ngạch có thể là đấu giá hạn ngạch, phân bổ cho các tổ chức được chỉ định, phân bổ theo nhu cầu thực tế hoặc kết hợp ca ba cơ chế trên. Các công ty thương mại nhà nước thường cộng thêm vào giá một mức lợi nhuận sau khi hàng nhập khẩu đã chịu thuế nhập khẩu trong hạn ngạch, vì thế thường khiến cho giá nhập khẩu bị đẩy lên cao hơn gia của mặt hàng

46

cùng loại trong nước. Phần lớn các công ty thương mại nhà nước tham gia trực tiếp vào việc cung cấp hàng nhập khẩu cho thị trường bán buôn hoặc phân phối trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng.

Bảng 2.5 Các dịng thuế Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam (áp dụng mặt hàng nông sản)

STT Ngành Số dòng thuế cắt giảm

1 Nhóm dệt may 24 dịng

2 Nhóm hoa quả nhiệt đới (tươi, đóng hộp) 18 dịng

3 Nhóm tỏi, gừng (khơ, đơng lạnh) 7 dịng

4 Nhóm rau quả và nơng sản 50 dịng

5 Mật ong 1 dòng

6 Các hàng hóa khác (cà phê, hóa chất, thực phẩm chế biến

236 dòng

Tổng 363 dịng

Nguồn: Bộ Cơng thương

Theo đó , đối với các mặt hàng nơng sản, tổng các dòng thuế được áp dụng là 363 dòng. Khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các đối thủ khác trong khu vực. Như vậy, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241 – 420 % do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, hiệp định sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc , Indonesia , Malaysiao và Thái Lan .

- Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển khi cả hai nước cùng tham gia và hưởng lợi nhiều lợi ích từ các FTA song phương và đa phương.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường vô cùng hấp dẫn, đặc biệt đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nơng thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ.

47

* Thị hiếu tiêu dùng mặt hàng nông sản tại Hàn Quốc:

Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc là rất lớn. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm củ cải, củ cải đường, sắn, cà chua, khoai tây, hẹ, dong,.. bởi văn hóa ăn kim chi rất nhiều, mỗi năm 1 người Hàn Quốc dùng hơn 200kg rau, trong khi trung bình thế giới chỉ hơn 130kg/ mỗi người. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều trái cây, bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 60kg/năm. Vì vậy, để đến tay người tiêu dùng, hàng nhập khẩu chiếm một vai trò rất lớn trong tổng sản phẩm nông sản được tiêu thụ tại Hàn Quốc.

Là một đất nước có lượng nhập khẩu nơng sản lớn, tuy nhiên Hàn Quốc rất khó tính trong vấn đề nhập khẩu nguồn nơng sản. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc càng siết chặt hơn việc giám sát và quản lý nguồn nông sản được đưa vào thị trường. Các cơ quan có quyền giám sát, quản lý của Hàn Quốc bao gồm: Hải quan Hàn Quốc (KCS), Bộ an toàn dược phẩm, thực phẩm Hàn Quốc (MDFS), Bộ Nông nghiệp, lương thực và nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc.

Bảng 2.6 Một số mặt hàng nơng sản nhập khẩu chính của Hàn Quốc

Đơn vị: Triệu USD Mã HS Tên sản phẩm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 10 Ngũ cốc 3212,1 3084,5 3490,5 3662,1 3761,2

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)