Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 38 - 41)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

1.2 Tổng quan về xuất khẩu nông sản

1.2.4.2 Các yếu tố bên trong

* Năng lực quản trị của doanh nghiệp

Về năng lực quản trị, hoạt động sản xuất kinh doanh của được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị. Tất cả mọi hoạt động của công ty từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường,…đều phụ thuộc vào năng lực của bộ máy quản trị. Một bộ máy quản trị khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao.

Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sự cho doanh nghiệp.

Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, cơng nghệ, bí quyết cơng nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, gía thành và chất lượng hàng hố được đưa ra đáp ứng khách hàng trong và ngồi nước.

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh cuả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Vốn chủ sở hữu - Vốn huy động

- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận

- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn - Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi

Những nhân tố này có thể tác động tạo thế cân bằng và phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nếu như cơ cấu vốn không hợp lý, vốn q nhiều mà khơng có lao động hoặc ngược lại dư thừa lao động mà khơng có vốn thì doanh nghiệp sẽ không thể phát triển hoặc phát triển mất cân đối.

31

Vốn là một nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp, phản ánh sức mạnh của một doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, nguồn vốn có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đó. Yếu tố vốn phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và cũng là yếu tố đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp mà cịn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ, góp phần đáng kể vào đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hố q trình sản xuất.

Vốn đầu tư có vai trị quan trọng đến sự phát triển của ngành. Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất từ đó tạo thêm cơng ăn việc làm, tăng thu nhập của người lao động có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay của nước ta.

Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Khơng kiểm sốt hoặc khơng đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hố cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu khơng thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

* Cơ sở vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật – công nghệ

Cơ sở vật chất của của một doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cơ sở vật chất cụ thể điển hình như trụ sở, nhà xưởng, nhà kho, bến bãi, các trang thiết bị và dụng cụ làm việc văn phòng, các phương tiện vận tải, …

Yếu tố này tác động mạnh đến mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh nhưng thiếu vốn nên hạn chế khả năng dự trữ hàng hóa, phải từ chối các đơn hàng lớn. Tìm kiếm các giải pháp để khai thác các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng gia tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, sự ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một trong các yếu tố quan trọng làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Như vậy, việc ứng dụng công

32

nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm chi phí, tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thơng tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

* Chiến lược R&D, Marketing của doanh nghiệp

- Chiến lược R&D

Nghiên cứu và phát triển có vai trị rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành cơng của một doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển bao gồm theo dõi, tiến hành, khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, về những biến động của các nhân tố thuộc môi trường vi mô và vĩ mơ, từ đó áp dụng để tạo ra sản phẩm, q trình và dịch vụ mới mang tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng tốt hơn. Trong xu thế cạnh tranh như hiện nay thì việc đáp ứng tối đa những nhu cầu của khách hàng trước những đối thủ canh tranh chính là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Để làm được điều này, địi hỏi phải khơng ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm hồn thiện hơn và có sức cạnh tranh mạnh hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Chiến lược Marketing

Marketing là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nước ngoài, làm cho nhiều người biết đến sản phẩm của mình hơn. Đồng thời, quảng bá được thương hiệu, hình ảnh, mở rộng được thị trường và có thêm đối tác mới. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả xuất khẩu, chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần phải có một chính sách Marketing phù hợp với doanh nghiệp và sản phẩm của mình để hoạt động này mang lại hiệu quả tốt nhất phẩm mới với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu.

33

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ

TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀ LƯƠNG

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)