Quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 51 - 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.2 Tổng quan về thị trường Hàn Quốc

2.2.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc:

Trong những năm gần đây, vị thế của Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định khi quốc gia này luôn là một đối tác quan trọng và mang tầm chiến lược của Việt Nam.

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,33% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

44

Trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 15,7% và nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 10,1 tỷ USD, tăng 20,3%.

Với dân số trên 51 triệu người, thu nhập bình quân 35.168 USD/người/năm. Năm 2021 Hàn Quốc nhập khẩu 40 tỷ USD mặt hàng nơng thuỷ sản, trong khi đó thị phần mặt hàng này của Việt Nam tại Hàn Quốc khoảng 3,2%, với 3,8 tỷ USD

Biểu đồ 2.3: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2021 và so sánh với năm 2020

Đơn vị: Tỷ USD

So sánh các con số trên có thể thấy dung lượng thị trường cho nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc là lớn.

Sau 5 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) đi vào thực thi, hợp tác về thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. VKFTA không chỉ giúp tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mà còn làm thay đổi cấu trục thương mại sang hướng tích cực hơn để hai quốc gia có thể phát huy thế mạnh của mình.

Một trong những lợi ích lớn mà Việt Nam nhận được từ việc ký kết FTA với Hàn Quốc là mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc; hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của Hàn Quốc.

45

Theo cam kết, phía Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu, mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dịng thuế tự do hóa lên 11.600 dịng thuế (chiếm 95,4% tổng biểu thuế).

Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đó là hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).

* Các lợi ích hiệp định VKFTA liên quan đến mặt hàng nông sản

Đối với hàng nông sản được hưởng lợi trực tiếp từ tất cả nội dung cam kết về thuế quan về quy tắc xuất xứ cụ thể:

- Hạn ngạch thuế quan đối với hàng nông sản: Theo các cam kết tiếp cận thị trường trong khuôn khổ đa phương, Hàn Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 227 dịng thuế hàng nơng sản (kể cả gạo, năm 2015, theo mã HS 10 số vào năm 2016 so với 187 dịng thuế, khơng kể gạo, năm 2017). Trong khi mức thuế trong hạn ngạch nằm trong khoảng 0% - 50%, mức thuế ngoài hạn ngạch vẫn rất cao (đối với đậu, hạt thông, trà xanh, táo tầu, ngũ cốc, tinh bột, nhân sâm...), thậm chí có mặt hàng như sắn lên đến 887,4%. Bên cạnh đó, thuế suất ngồi hạn ngạch của nhiều mặt hàng còn áp dụng kết hợp giữa thuế suất phần trăm và thuế suất tuyệt đối tùy theo mức nào lớn hơn. Hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo (cho đến cuối năm 2014) được điều hành hoặc phân bố bởi 24 tổ chức khác nhau của Hàn Quốc, bao gồm các Bộ, các công ty thương mại nhà nước và các hiệp hội sản xuất.

Trong một số trường hợp, cơ quan điều hành hạn ngạch thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu là đối tượng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, trừ ba tổ chức là Liên hiệp các Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia, Liên hiệp các Hợp tác xã Lâm nghiệp Quốc gia và Hợp tác xã Nông nghiệp trồng cam jeju, các Hiệp hội sản xuất khác có những thành viên là những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng nguyên liệu là những mặt hàng nhập khẩu là đối tượng áp dụng hạn ngạch thuế quan. Vì vậy, có khả năng việc điều hành và phân bỏ hạn ngạch có sự thiên vị vì lợi ích của những thành viên và tổ chức này. Tùy theo từng mặt hàng, cơ chế phân bố hạn ngạch có thể là đấu giá hạn ngạch, phân bổ cho các tổ chức được chỉ định, phân bổ theo nhu cầu thực tế hoặc kết hợp ca ba cơ chế trên. Các công ty thương mại nhà nước thường cộng thêm vào giá một mức lợi nhuận sau khi hàng nhập khẩu đã chịu thuế nhập khẩu trong hạn ngạch, vì thế thường khiến cho giá nhập khẩu bị đẩy lên cao hơn gia của mặt hàng

46

cùng loại trong nước. Phần lớn các công ty thương mại nhà nước tham gia trực tiếp vào việc cung cấp hàng nhập khẩu cho thị trường bán buôn hoặc phân phối trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng.

Bảng 2.5 Các dòng thuế Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam (áp dụng mặt hàng nơng sản)

STT Ngành Số dịng thuế cắt giảm

1 Nhóm dệt may 24 dịng

2 Nhóm hoa quả nhiệt đới (tươi, đóng hộp) 18 dịng

3 Nhóm tỏi, gừng (khơ, đơng lạnh) 7 dịng

4 Nhóm rau quả và nơng sản 50 dịng

5 Mật ong 1 dịng

6 Các hàng hóa khác (cà phê, hóa chất, thực phẩm chế biến

236 dòng

Tổng 363 dịng

Nguồn: Bộ Cơng thương

Theo đó , đối với các mặt hàng nơng sản, tổng các dòng thuế được áp dụng là 363 dòng. Khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các đối thủ khác trong khu vực. Như vậy, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241 – 420 % do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). Nhờ vậy, hiệp định sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc , Indonesia , Malaysiao và Thái Lan .

- Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển khi cả hai nước cùng tham gia và hưởng lợi nhiều lợi ích từ các FTA song phương và đa phương.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường vô cùng hấp dẫn, đặc biệt đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nơng thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ.

47

* Thị hiếu tiêu dùng mặt hàng nông sản tại Hàn Quốc:

Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc là rất lớn. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm củ cải, củ cải đường, sắn, cà chua, khoai tây, hẹ, dong,.. bởi văn hóa ăn kim chi rất nhiều, mỗi năm 1 người Hàn Quốc dùng hơn 200kg rau, trong khi trung bình thế giới chỉ hơn 130kg/ mỗi người. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều trái cây, bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 60kg/năm. Vì vậy, để đến tay người tiêu dùng, hàng nhập khẩu chiếm một vai trò rất lớn trong tổng sản phẩm nông sản được tiêu thụ tại Hàn Quốc.

Là một đất nước có lượng nhập khẩu nơng sản lớn, tuy nhiên Hàn Quốc rất khó tính trong vấn đề nhập khẩu nguồn nơng sản. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc càng siết chặt hơn việc giám sát và quản lý nguồn nông sản được đưa vào thị trường. Các cơ quan có quyền giám sát, quản lý của Hàn Quốc bao gồm: Hải quan Hàn Quốc (KCS), Bộ an toàn dược phẩm, thực phẩm Hàn Quốc (MDFS), Bộ Nông nghiệp, lương thực và nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc.

Bảng 2.6 Một số mặt hàng nơng sản nhập khẩu chính của Hàn Quốc

Đơn vị: Triệu USD Mã HS Tên sản phẩm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 10 Ngũ cốc 3212,1 3084,5 3490,5 3662,1 3761,2

08 Quả, quả hạch ăn được, quả thuộc chi cam quýt và các loại dưa

1600,4 1749,4 1920,9 1719,2 1666,9

12 Hạt dầu và trái cây có hạt dầu, ngũ cốc, hạt, trái cây

1473,3 1566,4 1518,5 1528,2 1551,2 20 Các chế phẩm của rau, trái cây

và các phần khác của cây

969,1 1045,4 1147,2 1181,6 1210,1

17 Đường 1163,5 1289,9 1074,1 1080,1 1098,6

19 Các chế phẩm của ngũ cốc, tinh bột hoặc sữa

648,8 729,9 761,9 761,6 798,3

09 Cà phê, trà, gia vị 662,5 745,2 720,1 754,1 836,1

07 Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được 716,5 683,2 699,6 654,1 692,5 18 Cacao 427,1 409,2 395,3 393,4 395,7 11 Lúa mỳ, yến mạch và các sản phẩm từ nó 294,9 311,4 289,7 276,5 263,7

48

Các mặt hàng trái cây tươi Hàn Quốc nhập khẩu nhiều như bơ, chuối, xồi, cam, dứa, sầu riêng. Chiếm ¼ giá trị trái cây tươi nhập khẩu của Hàn Quốc là chuối với 370 triệu USD và 90% chuối nhập từ Philippines. Thứ 2 là cherry với 170 triệu USD chủ yếu nhập từ Australia, New Zealand. Kế đến là xồi 70 tiệu USD, trong đó nhập từ Việt Nam hơn 3 triệu USD.

Cầu về nông sản nhiệt đới của thị trường Hàn Quốc khá cao: Người dân HQ có nhu cầu đa dạng, đề cao giá trị ẩm thực và rất ưa chuộng các sản phẩm nông sản nhiệt đới. Tuy nhiên Hàn Quốc nằm trong vùng ơn đới, khơng có điều kiện sản xuất những mặt hàng nơng sản nhiệt đới. Vì vậy trong thương mại song phương, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất và xuất khẩu nông sản nhiệt đới sang Hàn Quốc.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc là một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới bên ngoài lãnh thổ Việt Nam với hơn 100.000 người (theo thống kê của ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc cuối năm 2007). Người Việt đi xa nhà nên rất nhớ hương vị nông sản quê hương nên nhu cầu tìm kiếm và mua hàng là rất lớn. Nhận ra khu vực tiềm năng lớn nên công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Hà Lương đã nghiên cứu và xuất khẩu hàng nông sản tươi sang thị trường Hàn Quốc.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, công ty đã lựa chọn thị trường Hàn Quốc là thị trường mục tiêu để xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Bởi lẽ, đây là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu dùng nơng sản lớn và cộng đồng người Việt sinh sống khá đông đúc.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)