Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng nông sản sang

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 70 - 72)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng nông sản sang

trường Hàn Quốc của công ty

2.5.1 Các nhân tố bên ngồi:

* Quy mơ thị trường tiêu thụ và xu hướng tự do hóa, tồn cầu hóa thương mại Thời gian gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình hội nhập và mở cửa, hàng loạt hiệp định FTA được ký kết chỉ trong thời gian ngắn. Trong đó đáng lưu ý là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)…

Việc ký kết những hiệp định FTA mới này là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế- xã hội và nhiều lĩnh vực khác của Việt Nam trong tương lai. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nông sản của Việt Nam sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ các FTA này. Nơng sản là ngành có mức tiêu thụ lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Việt Nam không ngừng được phát triển. Đây là yếu tố quan trọng để nơng sản nhanh chóng chớp được thời cơ khi các FTA có hiệu lực, trong đó TPP sẽ ảnh hưởng nhiều nhất, vì đây là một khu vực thị trường rộng, sức mua lớn, đa dạng, nhiều nước đã có quan hệ thương mại phát triển với Việt Nam.

Đối với thị trường Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức ký kết ngày 5/5/2015, đã, đang và sẽ mang lại các tác động tích cực đối với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, xã hội. Cụ thể, Hàn Quốc tự do hóa 95.4% số dịng thuế vào thị trường Hàn Quốc, đặc biệt có các mặt hàng nơng lâm thủy sản, dệt may và cơ khí. Yếu tố này đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh vượt trội cho hàng nôn sản xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cắt giảm 89.2% số dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. Đối tượng sản phẩm là hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, xe ô tô, đồ điện gia dụng, sắt thép và cáp điện... Điều này giúp cho nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào sản xuất xuất khẩu bớt phụ thuộc hơn vào

63

nguồn cung từ một số nước như Trung Quốc. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những thị trường lớn và đầy tiềm năng. Có thể nói, việc các Hiệp định tự do thương mại có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nói chung của nền kinh tế nước nhà cũng như các doanh nghiệp ngành may mặc nói riêng, trong đó có Cơng ty TNHH TM và XNK Hà Lương.

+ Yếu tố cung cấp đầu vào cho công ty

Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản cần thiết phải có thị trường cung cấp sản phẩm đáp ứng và thỏa mãn được các yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu quốc tế. Trên thực tế, Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là hàng thơ, tươi hoặc sấy có giá trị khơng cao. Hơn nữa, rủi ro về uy tín sản phẩm rất cao. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu cho nên thách thức trực tiếp và lâu dài đến sản xuất nông nghiệp là tác động của biến đổi khí hậu - Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.

Yếu tố nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là vấn đề luôn được quan tâm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản Việt Nam nói chung và Cơng ty TNHH TM và XNK Hà Lương nói riêng. Thị trường Hàn Quốc khơng bắt buộc nhà sản xuất phải trồng sản phẩm với tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, thị trường này rất khắt khe trong việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh và kháng sinh. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam bị "rối" ở vấn đề này.

*Yếu tố các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực - Đối thủ trong nước

Khi nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lâu năm như Mỹ, EU có xu hướng giảm sút, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực tìm kiếm cơ hội gặp gỡ những đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc và một số khu vực khác,…Việc hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều ồ ạt tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới và tiềm năng hơn các thị trường truyền thống để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng là một áp lực không nhỏ đối với Công ty Hà Lương. Điều này buộc Công ty phải đề ra nhiều biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo giá cả cạnh tranh hơn so với mặt bằng các Cơng ty khác. Đồng thời phải duy trì ổn định về nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tiết kiệm tối đa các chi phí trong tồn bộ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

64

Hàng nông sản của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan...

2.5.2 Các nhân tố bên trong:

+ Yếu tố nguồn lực và đội ngũ quản trị của cơng ty

Trình độ tổ chức, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý mới.

Trong thời gian tới, Công ty sẽ cố gắng vào tập trung phát triển nguồn nhân lực để phù hợp mục tiêu tiết giảm chi phí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Cụ thể, Hà Lương sẽ giảm tỷ lệ số lao động tuyển mới, hạn chế việc gia tăng quy mô lao động, chú trọng đào tạo, tuyển dụng nguồn lao động có trình độ, kinh nghiệm để phục vụ cho chiến lược mở rộng ra các thị trường ngoài nước. Đồng thời, thường xuyên cử nhân lực sẵn có của Cơng ty tham gia các lớp tập huấn nhằm đào tạo, nâng cao tay nghề sản xuất, năng lực quản trị. Nhìn chung, với việc đề ra chiếc lược phát triển nhân lực đạt chất lượng cao của Hà Lương sẽ tạo ra điểm mạnh về nguồn lực cho Công ty.

+ Yếu tố về khả năng tài chính của cơng ty

Cơ cấu nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay vì vậy mà khơng tạo ra được sự chủ động và nhanh nhạy cho cơng ty trong q trình mở rộng sản xuất hay xây dựng các chi nhánh ở tỉnh khác.

+ Yếu tố về cơ sở vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật – cơng nghệ của cơng ty Có thể nói trình độ hiện đại của máy móc, thiết bị cùng cơng nghệ sản xuất tiên tiến sẽ là điểm mạnh của Hà Lương trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành.

+ Yếu tố R&D, Marketing thương mại quốc tế

Trong thời gian qua, Công ty TNHH TM và XNK Hà Lương ln cố gắng hồn thiện, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường và tiếp cận với các khách hàng tiềm năng nhưng hiện tại, hầu hết các đối tác đang làm ăn với Công ty chủ yếu là các khách hàng quen thuộc, lâu năm. Sắp tới, Hà Lương sẽ tiếp tục mở rộng quy mơ tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới để tăng số lượng đơn đặt hàng bên cạnh các đơn đặt hàng từ các đối tác lâu năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)