Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 85 - 91)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

3.4 Kiến nghị

3.4.1 Đối với nhà nước

* Hồn thiê ̣n chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu

- Về chính sách đầu tư:

+ Cải thiện hơn nữa mơi trường đầu tư theo hướng thơng thống, minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngồi và khuyến khích các hoạt động xuất khẩu trong khu vực này. Ưu tiên đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các tập đồn, cơng ty đa quốc gia, xun quốc gia có tầm cỡ từ các nước phát triển trên thế giới với mạng lưới sản xuất và phân phối khắp toàn cầu, từ đó tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, chuyển giao khoa học - công nghệ thông qua các hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị và thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.

+ Việt Nam sẽ có cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài rất lớn sau khi đại dịch Covid-19 chấm dứt nếu có các chính sách thu hút FDI phù hợp, do vậy, tập trung kêu gọi các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư các dự án quan trọng trong danh mục dự án trọng điểm kêu gọi FDI, ưu tiên những dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại, sản phẩm có tính cạnh tranh cao và có khả năng tham gia chuỗi giá trị tồn cầu. Đồng thời, khơng thu hút và cấp phép đầu tư cho các dự án có nguy cơ gây ơ

78

nhiễm cao, dự án có cơng nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên, nguyên, vật liệu, đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại và thân thiện môi trường.

+ Bổ sung danh mục các lĩnh vực, dự án đầu tư trọng điểm quốc gia cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên xuất khẩu, lĩnh vực sản xuất các mặt hàng, nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.

+ Hồn thiện đồng bộ hệ thống chính sách tạo hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, có chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các cơ sở chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm nông sản chế biến có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

+ Rà sốt các chính sách hiện hành liên quan đến thu hút, giải ngân, cơ cấu, ưu đãi đầu tư đối với khối doanh nghiệp FDI; rà sốt tình hình giải ngân các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp FDI.

+ Có chính sách thu hút đầu tư FDI phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành nằm trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào cho quá trình sản xuất thành phẩm cuối cùng để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu, hạn chế tối đa tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất trong trường hợp có các biến động bất ngờ về kinh tế, chính trị và xã hội từ khu vực. Lựa chọn các nhóm ngành cơng nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, trước hết là phục vụ một số ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; tiếp đến là các ngành sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào trong một số ngành công nghiệp chế tạo lớn như dệt may, da giày, sản xuất vải, dệt nhuộm (các ngành hiện phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu); ngành cơ khí, chế tạo, điện tử và linh kiện, sản xuất linh kiện ô tô và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép cán nóng, vật liệu mới phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao...

+ Triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, vận dụng phù hợp để nghiên cứu và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc thù của mỗi địa phương trong phạm vi thẩm quyền, đảm bảo tính ổn định và nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đảm bảo đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tạo hiệu ứng lan tỏa thơng tin thu hút các nhà đầu tư mới có uy tín, đủ năng lực đầu tư. Tập trung giải quyết các cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất, chuẩn bị mặt bằng nhằm triển khai đúng tiến độ các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt; kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm tiến độ triển khai dự án đầu

79

tư, ban hành các định mức thời gian khi giao mặt bằng đầu tư và cương quyết thu hồi nếu vượt thời gian quy định.

- Về chính sách tài chính, tín dụng:

+ Nhà nước cần có kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách thường xuyên hàng năm để hỗ trợ, khuyến khích phát triển cơng nghệ hiện đại, nhất là hỗ trợ các dự án chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi để tăng mạnh vốn đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao.

+ Nghiên cứu và bổ sung cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư đổi mới công nghệ- nhu cầu tất yếu và sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Cùng với việc tạo ra cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện việc đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, TQM, BVQI, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000..., thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu cơng nghiệp cho hàng hóa xuất khẩu.

+ Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp công nghệ cao, tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu hoặc hàng thay thế nhập khẩu; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Việc áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Khuyến khích các địa phương thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của địa phương, có nhu cầu vay vốn các tổ chức tín dụng để phát triển nhưng chưa có khả năng đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay.

+ Có chính sách hỗ trợ nơng dân chuyển đổi ngành nghề, bảo hiểm rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp. Có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn, đặc biệt đối với các loại nơng sản xuất khẩu vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tạo an tâm và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài...

80

+ Triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho nơng dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp trong các hoạt động: Đầu tư xây dựng và mở rộng mơ hình sản xuất tập trung, nơng sản hữu cơ, tn thủ quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác, trang bị công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại, áp dụng HACCP kết hợp với GMP (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP), hỗ trợ thiết bị và kinh phí kiểm tra dư lượng kháng sinh, an tồn thực phẩm; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường; đầu tư giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhằm giảm trừ dịch bệnh, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ chi phí đăng ký đạt chuẩn cho một số tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP vì hiện cịn q cao so với các hộ nơng dân…

- Về chính sách thuế:

+ Đơn giản hóa thủ tục hồn thuế, quyết tốn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

+ Thực hiện việc miễn giảm thuế thu nhập hoặc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các thời điểm kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát, lãi suất cao.

+ Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm thuế cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm).

+ Áp dụng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng nơng sản như hồn thuế giá trị gia tăng, xem xét điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với sản phẩm nơng sản chế biến từ thuế suất 10% xuống cịn 5%; miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ chế biến xuất khẩu; xem xét miễn giảm thuế, phí kho bãi, vận chuyển đối với hàng nơng sản xuất khẩu qua đường hàng không, hỗ trợ giá cước vận chuyển nông sản từ Việt Nam đi các thị trường trọng điểm, nhất là hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển thuận lợi cho các sản phẩm rau quả tươi Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như thanh long, nhãn, chơm chơm, bưởi, xồi…

+ Tiến hành rà sốt hệ thống thuế, phí tài ngun và mơi trường, sửa đổi, bổ sung biểu thuế nhằm hạn chế khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất đai, nguồn nước theo hướng đánh thuế tài nguyên, thuế môi trường đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

+ Hơn nữa, cần rà soát bãi bỏ tất cả những ưu đãi thuế quan bất hợp lý, không cần thiết trong việc nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, nhất là đối với các khu thương

81

mại vùng biên và kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu miễn thuế nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa khơng thiết yếu, hàng xa xỉ, giảm thiểu tình trạng lạm dụng gây thất thốt ngân sách Nhà nước và làm tăng nhập siêu.

* Nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ cho ngành nông nghiệp

Đối với sản xuất nơng nghiệp, xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất, chế biến phù hợp tạo thuận lợi cho việc ứng dụng thành tựu KH&CN trong khâu chế biến hàng nông sản, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực chế biến theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm trong chế biến, từng bước hiện đại hóa cơng nghiệp chế biến trên cơ sở cơ giới hóa, tự động hóa các cơng đoạn cần nhiều lao động nặng nhọc, thay thế dần các dây chuyền thiết bị lạc hậu, cơng nghệ cũ có mức tiêu hao ngun liệu cao và sử dụng nhiều năng lượng, hiệu suất thấp, từ đó nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tạo đột biến về năng suất lao động, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và vệ sinh an toàn của các thị trường xuất khẩu.

* Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, cảng biển

Đối với vấn đề cơ sở hạ tầng, cần tiếp tục coi phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật là một trong những đột phá chiến lược ưu tiên, theo đó, hạ tầng đường bộ đang là điểm nghẽn cần tập trung giải quyết. Trong đó, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, đường sắt, sân bay, cầu cảng, bến bãi, kho hàng… cần ưu tiên quy hoạch và nâng cấp, phát triển đồng bộ, hiện đại, có tầm nhìn gắn với liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa cho phát triển xuất khẩu. Tiếp đến, cần ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về năng lượng, công nghệ thông tin, giao thông đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch về hệ thống kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, trung tâm hội chợ triển lãm thương mại giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

- Đối với sản xuất nông nghiệp, cần tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất giống cây trồng, hạ tầng vùng sản xuất tập trung, hệ thống đường xá, kênh mương thủy lợi, tưới tiêu, hệ thống điện, thông tin liên lạc, hệ thống quan trắc cảnh báo mơi trường, phịng ngừa dịch bệnh; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống bến bãi, kho lạnh bảo quản sản phẩm, nhà sơ chế và các cơ sở dịch vụ hậu cần, vận chuyển đồng bộ… Đặc biệt lưu ý về mặt thời gian vận chuyển, hiện đại hóa khâu thu hoạch, đảm bảo kỹ thuật bảo quản tốt, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến trong bảo quản, vận chuyển hàng nơng sản. Điển hình như khu vực

82

Đồng bằng sông Cửu Long cần sớm triển khai đầu tư xây dựng một trung tâm cung ứng nguyên liệu phục vụ chế biến nông sản xuất khẩu, với hệ thống logistics hiện đại, khép kín từ thu mua, đóng gói, hệ thống kho lạnh tối tân, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu…, tiến tới phát triển trung tâm logistics cấp quốc gia và cấp vùng.

- Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng các phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, giám định, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, vệ sinh an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu ch̉n về an tồn lao động và mơi trường cho sản phẩm xuất khẩu…; hình thành một hệ thống kiểm nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, các kết quả kiểm nghiệm tạo sự tin tưởng và được chấp nhận khi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.

* Thúc đẩy hoạt động cải cách trong thực hiện các thủ tục hành chính về lĩnh vực thuế, Hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hóa các thủ tục. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơng tác rà sốt, kiểm tra thị trường, chống tội phạm buôn lậu, trốn thuế. Ngày một hoàn thiện hơn cơ chế quản lý xuất nhập khẩu để việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam khơng mất nhiều chi phí, thời gian và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có động lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình nhằm thu lợi nhuận cao cho Công ty, gia tăng nguồn thu cho đất nước. Ngoài ra, các thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu cần đơn giản hóa việc thực hiện nhằm thơng quan, giải phóng nhanh hàng xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí lưu kho bãi và tạo điều kiện giao hàng cho đối tác đúng hạn. Cần rà soát lại hệ thống luật, điều chỉnh, thay đổi các quy định chưa rõ ràng, khơng phù hợp, hồn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của công ty tnhh thương mại và xnk hà lương vào hàn quốc (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)