VI.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 108 - 110)

- Vùng an toàn: chiếm diện tích cịn lại trong vùng, diện tích tương đối lớn bao

1 Tam Tân Mũi Kê Gà

VI.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

VI.3.1. Giải pháp trữ nước động, phân tán, kéo dài đường đi của nước

trong đất trước khi ra biển:

Hiện nay lũ lụt, xói lở bờ sơng đang có xu hướng tăng. Lũ lụt kéo theo xói lở- bồi tụ đột biến bờ sông và cũng làm nông dần đáy sơng. Do vậy bảo vệ bờ sơng cũng chính là góp phần giảm nhẹ lũ lụt. Đặc biệt mùa mưa bão chỉ tập trung 2-3 tháng/năm, nước ngọt thường không kịp bổ cập cho các tầng chứa nước dưới đất, chúng thường thốt ra biển rất nhanh và khơng đều, gây thêm xói lở-bồi tụ đột biến, trong khi mùa khô kéo dài 9-10 tháng, thiếu nước ngọt dễ dẫn đến khả năng bị xâm nhập mặn. Giải pháp đắp đập, làm hồ chứa nước ở thượng nguồn thường hạn chế về cơng suất hồ có hạn, độ an tồn khơng cao,…Từ đó có thể xem xét đến giải pháp chứa nước động, phân tán, kéo dài đường đi của nước trước khi ra biển.

VI.3.2. Giải pháp sử dụng vật liệu địa kỹ thuật làm giảm nhẹ xói lở, trượt lở đồi núi:

a. Sử dụng vật liệu địa kỹ thuật trong sử lý xói lở bờ sông: Sau nhiều năm sử

dụng bê tông, đá hộc làm kè, mỏ hàn,… bảo vệ bờ sông,…đã bộc lộ nhiều nhược điểm

như: phải khai thác đá hủy hoại mơi trường, đưa thêm vật liệu vào dịng chảy, kè đá

cứng đặt trên nền mềm không tương hợp gây xói lở-rửa trơi đất cát ở phần dưới bê

tơng, chi phí tốn kém,…Những năm gần đây người ta đã bắt đầu sử dụng vật liệu địa kỹ thuật để bảo vệ bờ sơng,…[20], với những ưu điểm chính như: đơn giản, hiệu quả và rẻ hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường:

- Ở khu vực tương đối ổn định: làm thoải bề mặt, sau đó rải và gim lưới địa kỹ thuật, giữ đất cát tạm thời, cây cỏ sẽ mọc phủ lên mái bờ, cung với lớp lưới sẽ bảo vệ bờ khỏi bị xói lở.

- Tại những đoạn bờ xung yếu hơn và ở gần mép nước, đặt các con trượt, được may bằng vải địa kỹ thuật nhồi bùn cát, kích thước từ vài mét đến hàng trăm mét.

b. Vật liệu địa kỹ thuật: hiện có rất nhiều chủng loại vật liệu địa kỹ thuật có mặt

trên thị trường Thế giới, từ các loại lưới địa kỹ thuật, màng địa kỹ thuật, vải lọc địa kỹ thuật,… với những chất liệu khác nhau: kim loại, vật liệu composit. Các chất dẻo polyvinyl chloride, styrene, polyethylene trộn bột than, chất dẻo Acrylonitrile Butadiene Styrene,…Vật liệu địa kỹ thuật được đan xen hữu cơ với các khối trượt, gia cố khối trượt. Đây là biện pháp xử lý trượt lở rất hiệu quả trên Thế giới, chúng ta cần xem xét thực hiện [21]. Hiện nay ở Philippin người ta sử dụng xơ dừa làm lưới địa kỹ thuật [21]. Ở ta vật liệu này rất sẵn và rẻ, thuận lợi cho công tác sử dụng vật liệu này trong phịng chống xói lở, trượt lở.

VI.3.3. Giải pháp trồng cỏ Vetiver hạn chế cát bay, cát chảy, xói lở bờ sông

Trong vài năm qua việc trồng cỏ Vetiver chống cát bay, cát chảy, xói lở bờ sơng đã được sử dụng ở mội số tỉnh miền Trung [21]. Song song các biện pháp đắp đê cát, làm kè lát mái,… cho thấy biện pháp trồng cây gây rừng là có triển vọng hơn cả. Việc trồng cỏ Vetiver đã được triển khai rộng rãi ven bờ sông Hương,... Do có bộ rễ khỏe, mọc sâu, thân lá cứng, chắc, dày,…cỏ Vetiver rất có triển vọng trong việc bảo vệ bờ sơng khỏi bị xói lở.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)