C.I.2 CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 35 - 39)

C. VÙNG HÀM TÂN

4. Xã TânBình Số km tỉnh lộ 12 12 12 Số km tỉnh lộ 5 5 5 Số km đường đất ô tô đi được 17 17

C.I.2 CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT

Các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến tai biến địa chất của khu vực được xét đến là vị trí kiến tạo trên bình đồ kiến tạo khu vực, các tầng cấu trúc, các hệ thống đứt gãy và các thành tạo địa chất.

C.I.2.1. Các thành tạo địa chất

Dựa vào đặc điểm địa chất cơng trình [8], tính chất cơ lý của đất đá [12],… khả năng chống chịu tai biến, có thể chia các thành tạo địa chất làm hai lớp: lớp có liên kết cứng (đá cứng) và lớp khơng có liên kết (đất đá bở rời). Trong mỗi lớp lại gồm các

nhóm đất đá thành tạo trong những điều kiện kiến tạo, cổ địa lý giống nhau và được

thể hiện trên bản vẽ bằng các yếu tố thạch học chính của chúng.

C.I.2.1.1. Lớp đất đá bở rời: Thuộc lớp này có sáu nhóm sau:

Nhóm 1: Trầm tích có nguồn gốc sông, gồm 3 phân vị địa tầng:

- Trầm tích sơng. Hệ tầng Tuy Phong (aQ11-2tp). Gặp trong các lỗ khoan máy

vùng Tân Thắng, đồi 82 (xã Sơn Mỹ). Thành phần chủ yếu là cát, sạn, bột-sét loang lổ, nén chặt, chứa sa khống saphir, ít ilmenit, zircon. Chiều dày 1-2m.

- Trầm tích sơng bãi bồi cao (aQ22-3). Diện phát triển rất hạn chế, tạo thành các dải hẹp (rộng vài chục mét đến vài trăm mét) rải rác dọc sông Dinh, sông Phan. Thành phần đa dạng từ sạn sỏi đến bột sét màu xám, xám vàng. Chiều dày 1-5m.

- Trầm tích sơng (aQ23). Phân bố dọc theo các sông, suối trong vùng (sông Phan, sông Dinh, suối Chùa, suối Cô Kiều...). Thành phần đa dạng từ cuội, sạn, sỏi

đến cát, cát bột, sét. Chiều dày 1,5-3m.

Nhóm 2: Trầm tích có nguồn gốc biển, gồm 6 phân vị địa tầng:

- Hệ tầng Mũi Né (mQ12mn). Hệ tầng Mũi Né có thành phần chủ yếu là cát pha

bột sét, cát sét pha bột sét lẫn sạn. Chiều dày 1÷2m đến 21,6m, tăng dần về phía biển. Chúng thường bị phủ hoặc bị chôn vùi, chỉ lộ thành chỏm nhỏ ở Sơn Mỹ, Đông Nam núi Đất, Tân Hải, Tân Thuận.

- Trầm tích biển (mQ12-3). Các trầm tích này phát triển khá rộng rãi trên các

đồng bằng tích tụ cao 40÷60m, ơm quanh núi Bể, núi Nhọn và rải rác trong huyện

Hàm Tân. Thành phần là cát thach anh hạt thô đến mịn, màu xám, xám trắng đến

vàng-tướng ven bờ; cát bột màu xám trắng-tướng vũng vịnh, dày 1÷10 mét. Trầm tích

biển, tướng bar cát. Hệ tầng Phan Thiết (mQ12-3pt). Trong vùng nghiên cứu, các trầm

tích của hệ tầng được tạo thành một dải không liên tục phương Đông Bắc-Tây Nam từ núi Đất, Tân Thiện, đồi 82 đến Tân Thắng. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt

nhỏ đến vừa xen cát pha bột, màu thay đổi từ trắng đến vàng, đỏ, màu đỏ là phổ biến,

đặc trưng. Phần dưới của hệ tầng thường tập trung sa khoáng hơn phần trên. Mẫu đãi

lấy ở phần dưới (số hiệu HC1061/2a) tại mặt cắt đồi 82 (xã Sơn Mỹ - Hàm Tân) cho

kết quả: ilmenit 20.558,7g/T, zircon 4.124g/T, saphir 128 hạt/10dm3. Chiều dày của hệ

tầng 10÷90m.

- Trầm tích biển (mQ13). Diện phân bố rất rộng, tạo nên các đồng bằng tích tụ

cao 35÷45m ở Tân Thắng, Sơn Mỹ. Trầm tích hầu hết là cát thạch anh chọn lọc tốt,

màu xám, xám đốm vàng đốm nâu, xám trắng, trắng, có độ chọn lọc tốt. Chiều dày 1,5-11m.

- Trầm tích biển (mQ22). Trầm tích nguồn gốc biển tạo nên các dải đồng bằng cao trung bình 10÷20m, phân bố ở Tân Thiện, Sơn Mỹ, Tân Thắng,.. Thành phần hầu

hết là cát thạch anh, chọn lọc tốt, màu xám, trắng xám, xám trắng, đốm vàng, nâu.

Chiều dày dao động 4÷12m.

- Trầm tích biển (mQ22-3). Trầm tích biển tuổi Holocen giữa-muộn tạo thành các dải đồng bằng cao 2÷10m chạy song song hoặc gần song song với đường bờ hiện tại ở Sơn Mỹ, Tân Thiện, La Gi, Tân Hải, Chùm Găng. Thành phần chủ yếu là cát thạch

anh hạt trung màu xám sáng, vàng nhạt chứa sa khống ilmenit, zircon. Cường độ

phóng xạ các thành tạo này từ vài chục µR/h đến hàng trăm µR/h (các thân quặng

ilmenit). Bề dày trung bình 3÷8m có thể tới 10÷15m.

- Trầm tích biển (mQ23). Trầm tích biển tuổi Holocen muộn phát triển dọc theo

bờ biển hiện đại ra đến độ sâu 10-15m nước, trực tiếp chịu tác động của sóng, thủy

triều và các dịng bồi tích dọc bờ. Thành phần là cát thạch anh chứa vụn vỏ sò, chọn lọc tốt có chứa sa khống ilmenit vì vậy cường độ phóng xạ các thành tạo này khá cao, có thể đạt tới vài trăm µR/h. Chiều dày 2-10m.

- Trầm tích sơng-biển (amQ21-2). Trầm tích sơng-biển phân bố ở gần cửa sông Phan, sông Dinh, suối Đu Đủ. Thành phần thường gặp là cát-bột ở phần dưới, bột-cát, bột sét màu xám, xám đen đến vàng nâu nhạt ở phần trên. Chúng tạo đồng bằng cao 20÷30m, với phần trên là sét bột mịn dẻo dùng làm sét gạch ngói.

- Trầm tích sơng-biển (amQ22-3). Trầm tích sơng-biển phân bố các khu vực gần

cửa sông hiện đại (sông Phan, sơng Dinh ), trầm tích là cát bột xám nâu. Chiều dày

>0,5m.

- Trầm tích sơng-biển (amQ23). Trầm tích sơng-biển tuổi Holocen muộn phân bố ở vùng cửa sông Phan, sông Dinh nơi tiếp giáp giữa hạ lưu sông với bờ biển hiện

đại. Thành phần cát thạch anh màu xám, cát-bột màu xám đen, đen nâu, sét-bột, hoặc

sét-bột, cát màu xám đen, đen nâu, chứa mùn xác thực vật. Bề dày ≥0,5m.

Nhóm 4: Trầm tích có nguồn gốc biển - đầm lầy, gồm 3 phân vị địa tầng

- Trầm tích biển-đầm lầy(bmQ22). Trầm tích biển-đầm lầy lộ dọc theo thung

lũng nhỏ hẹp ở khu vực Tân Thắng, được thành tạo liên quan với quá trình biển tiến

Holocen giữa. Thành phần chủ yếu là bột sét pha cát màu xám đen giàu mùn hữu cơ, vụn thực vật màu đen. Chiều dày 1-2m.

- Trầm tích biển-đầm lầy (bmQ22-3). Trầm tích biển đầm lầy phân bố trong các dải thấp trũng ở Sơn Mỹ, Tân Hải,... Bề mặt địa hình hiện tại cịn bị lầy thụt, trên đó có các di tích thực vật ngập mặn. Tích tụ cát, sét, giàu vật chất hữu cơ, màu xám đen đến

đen. Chiều dày 0,5-4m.

- Trầm tích biển đầm lầy (bmQ23). Được xếp vào trầm tích trầm tích biển-đầm

lầy (mbQ23) là các tích tụ dạng lấp đầy các lạch triều hiện đại chạy gần sát ven biển ở

Sơn Mỹ đến Tân Hải và Chùm Găng. Thành phần trầm tích gồm cát bột sét hoặc sét bột cát, sét bột chứa, lẫn mùn xác thực vật màu xám đen, xám nâu, phân hủy kém. Bề dày 1-3m.

Nhóm 5: Trầm tích có nguồn gốc gió , gồm 3 phân vị địa tầng

- Trầm tích gió (vQ22). Các bar cát Holocen giữa phân bố ở Sơn Mỹ, Tân

Thắng, các dải cồn cát được tạo nên bởi gió, các dải này có bề rộng một vài trăm mét

đến 1km, dài vài trăm mét đến 3km. Thành phần cát thạch anh màu xám, xám trắng,

trắng, trắng đốm vàng, thành phần đơn khống, khá sạch, có thể tạo thành các mỏ cát thủy tinh (Tân Thắng). Chiều dày 1÷2m đến 10m.

- Trầm tích nguồn gốc gió (vQ22-3). Trầm tích gió tuổi Holocen giữa muộn tạo thành các dải cồn nổi cao vài mét đến 10÷50m trên các đồng bằng tích tụ ở Sơn Mỹ, Tân Hải, Kê Gà. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh, chọn lọc tốt màu xám trắng đến xám vàng, vàng nhạt. Chiều dày thay đổi 5-60m.

- Trầm tích nguồn gốc gió (vQ23). Trầm tích gió tuổi Holocen muộn tạo thành

các dãy cồn cát cao từ 10÷30 đến 50m, rộng 100÷200m dến 1km, dài vài km đến

10km dọc theo bờ biển hiện đại, ở trong đất liền. Thành phần cát thạch anh màu xám,

xám trắng đến vàng hạt trung đến mịn, chọn lọc tốt. Dày một vài mét đến 30m. Các

thành tạo này có khả năng tích tụ sa khoáng ilmenit với hàm lượng cao, tạo ra các thân sa khoáng dọc ven biển (mỏ Hàm Tân, các điểm quặng Cam Bình, Sơn Mỹ...). Cường

độ phóng xạ dao động từ vài chục µR/h đến hàng trăm µR/h (các thân quặng ilmenit).

- Trầm tích deluvi-proluvi (dpQ).Deluvi-proluvi (trầm tích sườn và lũ tích) tạo

thành các dải rìa chân các khối núi lớn: núi Mây Tào, núi Bể, núi Nhọn... Thành phần: tảng, dăm, sạn, cát, cát-bột hỗn độn chọn lọc mài trịn kém. Dày 1,5÷4m.

C.I.2.1.2. Lớp đá cứng: Thuộc lớp này có sáu nhóm sau:

Nhóm 1: Trầm tích có nguồn gốc biển, sơng-biển.

Trầm tích Pliocen nguồn gốc biển, Hệ tầng Suối Tầm Bó (N2stb). Phân bố rộng

rãi ở vùng Tân Thắng, Tân Hải, Sơn Mỹ, Hiệp Hòa, núi Bể với diện lộ 100km2. Hệ tầng có 2 tập: Tập 1 gồm các trầm tích hạt thơ được thành tạo trong mơi trường sơng và sơng-biển. Tập 2 trầm tích hạt mịn chứa nhiếu sét màu đen, giàu di tích hữu cơ, có chứa than nâu. Bề dày đạt 14,5m-24,1m.

Nhóm 2: Trầm tích lục nguyên

Hệ tầng Trà Mỹ (J2a-bjtm). Các trầm tích của hệ tầng phân bố khu vực xã Tân

Nghĩa, Núi Nhọn.. với diện lộ khoảng vài chục km2. Thành phần chủ yếu là cát kết

dạng arkos. Đá có cấu tạo phân phiến, cấu tạo khối. Chiều dày khoảng 350m.

Nhóm 3: Trầm tích lục ngun –Carbonat

Hệ tầng Đắc Krong (J1s-t đk?). Các trầm tích lục nguyên của hệ tầng phân bố ở

núi Đất, xã Tân Hải diện lộ tổng cộng khoảng 4km2. Dày 8÷20m. Thành phần chủ yếu

là sét vôi màu đen, sét kết, bột kết màu xám đen; xen các lớp sét vơi mỏng. Khống sản liên quan: Sét vơi của hệ tầng là một khống sản có thể dùng để cải tạo đất chua trong sản xuất nơng nghiệp.

Nhóm 4: Magma xâm nhập mafic: Gabro diabas, diabas thuộc phức hệ Cù

Mơng và trầm tích phun trào mafic: Bazal olivin thuộc các phức hệ Túc Trưng, Phước Tân.

- Phức hệ Cù Mông (Ga/K2-Ecm). Các đá thuộc phức hệ Cù Mơng trong vùng

nghiên cứu có khối lượng rất ít. Các đai cơ mạch sẫm màu đang xếp vào phức hệ Cù Mơng thường có qui mơ nhỏ, với bề rộng từ 1÷3m đến 20÷30m. Thường có mặt các nhóm đá từ diabaz, gabrodiabaz, gabrodiorit đến diorit porphyrit. Kết quả đo tham số vật lý của các thành tạo này cho thấy chúng thường có hoạt tính xạ thường có giá trị thấp từ 3 đến 11ppm.

- Hệ tầng Túc Trưng (βN2-Q11tt). Các thành tạo phun trào bazan hệ tầng Túc

Trưng trong phạm vi nghiên cứu gặp lộ ở phía Tây Hàm Tân. Thành phần thạch học chủ yếu là bazan olivin, bazan olivin pyroxen, bazan olivin pyroxen plagioclas, với

diện lộ vài chục km2. Bề dày dao động lớn từ 1,7 đến 28m. Kết quả đo xạ đường bộ

cho thấy các đá bazan hệ tng Tỳc Trng cú hot tớnh phúng x 6ữ10àR/h. Kt quả đo tham số vật lý cho thấy các thành tạo bazan olivin, bazan olivin pyroxen cấu tạo đặc sít và bọt, thường có hoạt tính xạ thấp, khoảng 5ppm.

- Hệ tầng Phước Tân (βQ13pht). Trầm tích phun trào bazan lộ diện hẹp ở mũi

Núi Nham. Thành phần thạch học gồm bazan olivin nghèo ban tinh, bazan plagioclas cấu tạo đặc xít và lỗ hổng màu xám đen. Dày 10-25m. Hoạt độ phóng xạ các đá của hệ tầng thấp, trung bình khoảng 7ppm.

Nhóm 5: Magma axit-trung tính: granit, granit syenit, granit porphyr,… thuộc

- Phức hệ Định Quán (DiGa/J3-K1đq). Các đá thuộc phức hệ Định Quán phân

bố chủ yếu dọc theo suối Gia Ôi, suối Cát và sông Dinh bao gồm 2 pha xâm nhập và pha đá mạch. Trong đó pha 1 đặc trưng là diorit, gabrodiorit; pha 2 là tonalit,

granodiorit; pha đá mạch có aplit, spersatit. Hoạt tính xạ của các thành tạo này thay đổi từ 6 đến 24ppm trong đó các đá granodiorit có hoạt tính xạ cao nhất.

- Phức hệ Đèo Cả (G/Kđc). Đây là các thành tạo phổ biến trong vùng nghiên

cứu, tập trung lớn nhất ở núi Bể, núi Nhọn, mũi Kê Gà. Dọc ven biển cũng gặp các thành tạo này lộ rải rác với diện tích nhỏ. Thành phần gồm 3 pha chính và 1 pha đá mạch. Pha 1 thường có qui mơ hạn chế, có mặt chủ yếu tại khối núi Bể, với thành

phần đặc trưng gồm monzodiorit, diorit, monzogranodiorit, monzonit. Pha 2 chiếm

khối lượng chủ yếu có mặt tại hầu hết các khối, với thành phần đặc trưng gồm: granit biotit hạt trung, granit biotit có hornblend. Pha 3 chiếm một khối lượng lớn với thành phần chủ yếu là granit biotit hạt nhỏ, ít granit granophyr, granit aplit, granit pegmatit. Hoạt tính phóng xạ: các đá pha 1 có hoạt tính xạ 14÷30ppm; pha 2 khoảng 13÷32ppm, pha 3 khoảng 13÷45ppm.

- Phức hệ Phan Rang (G/K2-Epr). Phức hệ Phan Rang chủ yếu là các thành tạo

đá mạch có khối lượng khơng lớn, thành phần chủ yếu là felsit porphyr, riolit porphyr,

granit granophyr. Gặp chủ yếu ở bắc Núi Bể, tạo thành đới gồm nhiều mạch qui mơ khác nhau từ 3÷5m đến 100÷400m. Kết quả đo xác định các tham số vật lý cho thấy các đá mạch phức hệ Phan Rang thường có hoạt tính xạ thấp hơn so với các phức hệ

Định Quán và phức hệ Đèo Cả, thường đạt trong khoảng 9÷18ppm.

- Hệ tầng Nha Trang (Knt). Hệ tầng Nha Trang phân bố ở núi Nhọn, núi Tía

Khơ, Hịn Bà với diện lộ vài chục km2. Thành phần thạch học gồm: ryolit porphyr,

felsit porphyr, dacit porphyr, andesit porphyr, andesitodacit porphyr, tuf vụn núi lửa. Các đá có bề dày rất thay đổi ở các vùng khác nhau 250m – 600m. Kết quả đo xạ đường bộ cho thấy các đá của hệ tầng có hoạt tính phóng x dao ng 20ữ40 àR/h;

trong ú ryolit porphyr v felsit porphyr thng cú cng 34ữ40àR/h cao hn so

với các thành tạo andesit porphyrit và tuf của chúng. Hoạt độ phóng xạ các đá dao

động trong khoảng 7-12ppm.

C.I.2.2. Kiến tạo

C.I.2.2.1. Vị trí kiến tạo

Trên bản đồ kiến tạo miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 [2]. Vùng nghiên cứu

thuộc Đông Nam đới cấu trúc Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa tiền Cambri bị

sụt lún trong Jura giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hố magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn - Kainozoi sớm. Vào Kainozoi muộn, khu vực Hàm Tân và dải ven bờ rìa Nam - Đơng Nam của lục địa bị nâng vịm khối tảng do kiến tạo ép trồi

Đơng Dương với sự phát triển của các thành tạo phun trào bazan.

C.I.2.2.2. Cấu trúc địa chất

Vùng nghiên cứu nằm trong đới cấu trúc Đà Lạt và được chia thành 2 tầng cấu trúc như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)