II.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 43 - 53)

- Tầng cấu trúc Mesozoi: Tham gia vào tầng cấu trúc này bao gồm các đá magma của phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Phan Rang, Cù Mông và các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đắc

II.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT Ở VIỆT NAM

II.3.1. Tình hình nghiên cứu TBĐC ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng

Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu một cách tồn diện TBĐC nói riêng và địa chất

mơi trường nói chung chỉ mới được đề cập trong những năm gần đây. Hiện tại ở nước ta chưa có bản đồ dự báo khoanh vùng TBĐC kể trên phạm vi toàn quốc (vĩ mơ). Có lẽ hiện tượng TBĐC được nghiên cứu đầy đủ và thành công nhất ở nước ta là động đất thơng qua các trạm quan trắc địa chấn. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu động đất trong đó có nhiều đề tài cấp Nhà nước. Vấn đề động đất hiện vẫn đang được Nhà nước

đầu tư nghiên cứu tiếp. Hiện tượng trượt đất, lũ quét và nứt đất cũng được quan tâm

nghiên cứu bởi nhiều cơ quan khác nhau: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ

NN & PTNT), Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VKH &

CNVN), Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Mỏ Địa chất,... Nhưng đa số các cơng trình nghiên cứu chỉ mang tính định hướng, khái qt, chưa có các bản đồ dự báo khái

quát. Tai biến bức xạ, phóng xạ tự nhiên và địa hóa sinh thái cũng được một số cơ

quan nghiên cứu nhưng cũng mới dừng ở mức độ khái quát. Trong đó đáng chú ý nhất là cơng trình nghiên cứu địa hóa sinh thái của Đỗ Văn Ái (1993). Về các dạng TBĐC khác, các cơng trình nghiên cứu về chúng rất nghèo nàn và tản mạn.

Ở Việt Nam việc sử dụng phương pháp viễn thám (PPVT) và hệ thống thông tin địa lý (GIS ) trong nghiên cứu điều tra lập bản đồ dự báo TBĐC còn rất hạn chế và

mới chỉ có bước khởi đầu.

Một trong các cơng trình đầu tiên về việc sử dụng PPVT và GIS trong nghiên

cứu TBĐC là dự án "Đánh giá mức độ hủy hoại môi trường vùng đất trống, đồi núi

trọc tỉnh Vĩnh Phú trên cơ sở sử dụng phương pháp tin học, viễn thám và các giải pháp khắc phục chúng" được tiến hành vào các năm 1996-1997 tại Trung tâm Viễn thám và Geomatic (Viện Địa chất, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia) phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Vĩnh Phú.

Một số tác giả trong các cơng trình riêng biệt có đề cập đến việc sử dụng PPVT và GIS trong nghiên cứu biến động đường bờ biển (Đào Văn Thịnh, 1994; Trần Minh Ý và nnk, 1999; Nguyễn Tứ Dần và nnk, 1999,...); nghiên cứu hiện tượng xói mịn, trượt đất (Nguyễn Ngọc Thạch và nnk, 1999...); nghiên cứu động đất (Nguyễn Thanh

xuân, Cao Đình Triều, 1999; Đào Văn Thịnh, 1998,...); trong nghiên cứu môi trường nói chung (Nguyễn Đình Dương, 1999...),...

Trong dự án "Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường (gọi tắt là dự án GIS)" do Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường chủ trì thực hiện trong các năm 1995-1998 có đề cập

tới một số khía cạnh của địa chất mơi trường, song vấn đề nghiên cứu, lập bản đồ

TBĐC toàn quốc vẫn bỏ ngỏ.

Vào tháng 10/1999, Cục Môi trường, Bộ Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường có tổ chức cuộc hội thảo toàn quốc về "ứng dụng viễn thám trong quản lý môi trường

Việt Nam". trong cuộc hội thảo này có khá nhiều tác giả đề cập tới việc sử dụng

PPVT và GIS để nghiên cứu một số dạng TBĐC cụ thể.

Việc sử dụng PPVT và GIS trong nghiên cứu, điều tra, lập bản đồ TBĐC đã

được tiến hành thành công ở nhiều nước trên thế giới nhất là Trung Quốc, Nhật Bản,

Mỹ,... Ở nước ta công việc này chưa được tiến hành một cách hệ thống, chưa có sự chỉ

đạo cụ thể từ các cơ quan Nhà nước, nhiều cơng trình có liên quan mang tính tự phát,

việc nghiên cứu TBĐC khơng đồng bộ, khơng có nguồn kinh phí thường xuyên để nghiên cứu TBĐC.

Từ năm 1999 đến nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu điều tra TBĐC được tiến hành ở nhiều cơ quan khác nhau (Bộ NN & PTNT, VKH & CNVN,...) đã mang lại các thành quả nhất định. Trong các cơng trình kể trên, đáng chú ý nhất là các cơng

trình nghiên cứu động đất của Nguyễn Đình Xuyên và Nguyễn Ngọc Thụy (2000,

2002), nghiên cứu môi trường địa chất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La của Đỗ Tuyết (1999), nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình TBĐC của Trần Trọng Thụ (2001) và nghiên cứu thiên tai ở Việt Nam của Vũ Cao Minh (2000).

Ở Việt Nam, có một số hiện tượng TBĐC đã tiến hành nghiên cứu từ nhiều năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trước đây (như hiện tượng động đất, nứt đất, karst, biến đổi mức nước ngầm,...) nhưng

các kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng triệt để. Mối hiểm họa của chúng cũng

chưa được đánh giá đúng mức. Mặt khác, các thiết bị nghiên cứu đã quá lạc hậu so với hiện nay. Trong mấy năm gần đây đã có một số cơng trình (báo cáo khoa học) đề cập

tới TBĐC. Các cơng trình đều khẳng định tính cấp thiết và ý nghĩa to lớn của việc

nghiên cứu, điều tra TBĐC. Hiện nay các trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra

TBĐC cũng như trình độ đội ngũ khoa học kỹ thuật (KHKT) địa chất có thể đáp ứng

được các yêu cầu nghiên cứu, điều tra lập bản đồ TBĐC.

Có thể nói, nghiên cứu tai biến địa chất một phần nào đó gắn liền với lịch sử

công tác điều tra địa chất ở Việt Nam. Tuy nhiên trong giai đoạn điều tra địa chất,

chúng ta mới chỉ tập trung chú ý giải quyết một số vấn đề cơ bản của địa chất như lập

các loại bản đồ địa chất và tìm kiếm khống sản, cịn việc điều tra TBĐC như việc

quan trắc, đo đạc phân tích, đánh giá các yếu tố tác động và ảnh hưởng của các hoạt

động địa chất đối với cuộc sống của con người còn chưa được quan tâm đúng mức.

Riêng trong chương trình điều tra địa chất đơ thị từ các năm 1990 đến 2000 các TBĐC

được trình bày ngắn gọn trong một chương của báo cáo. Mức độ nghiên cứu - điều tra

TBĐC của các ngành xây dựng, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, khí tượng - thủy văn, giao thông vận tải, thủy điện,... cũng không được chú ý đúng mức.

Cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ 20 có thể nói như nhận định, đánh giá

chúng ta luôn luôn bị bất ngờ trước những thiên tai thiên nhiên nói chung và tai biến

địa chất nói riêng. Chúng ta chưa thực sự chuẩn bị và sẵn sàng để ứng phó với các tai

biến thiên nhiên mang đến. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do hồn cảnh kinh tế - xã hội của nước nhà cịn khó khăn, song phần chủ yếu lại do chúng ta chưa thực sự ý thức được mức độ tác động và ảnh hưởng của các tai biến địa chất.

Chỉ trong vài năm gần đây, trước thực trạng gia tăng của các TBĐC, một số

cơng trình, chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của TBĐC đã và

đang được triển khai ở một số cơ quan, trường đại học và Viện nghiên cứu, các tổ chức

quốc tế. Hai cơng trình đáng chú ý nhất là: Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu

đánh giá tổng hợp các loại hình TBĐC trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh” do TS. Trần Trọng Huệ, Viện trưởng Viện Địa chất làm Chủ nhiệm (2001-

2003) và Dự án UNDP Project DMU VIE/97/2002 về nghiên cứu thiên tai ở Việt Nam do TSKH. Vũ Cao Minh (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thơn) làm trưởng nhóm (năm 2000).

Sự quan tâm nghiên cứu tuy còn ở các mức độ khác nhau nhưng đã có sự chú ý

đến tai biến địa chất như động đất nội sinh, động đất ngoại sinh, trượt đất, xói mịn bề

mặt, ơ nhiễm mơi trường,...

Tuy nhiên các cơng trình, chương trình, đề tài kể trên chưa đề cập đến TBĐC một cách đồng bộ, đều khắp và chưa đề xuất các biện pháp phòng tránh một cách hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi các cơng trình nêu trên, cịn có một số bài báo cơng trình nghiên cứu của các cá nhân có ít nhiều đề cập đến các TBĐC trong thời gian gần đây như các vấn đề ơ nhiễm nước ngầm, phóng xạ, asen, khai thác khống sản,... Trong nội dung của “Chương trình Điều tra Địa chất đô thị” do Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (NCĐC & KS) và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành trong giai đoạn 1990-2000 cũng có đề cập đến TBĐC mặc dù ở mức độ hạn chế.

Các cơng trình nêu trên mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nào đó của các loại hình TBĐC hiện có ở các quy mô vùng và khu vực khác nhau trên lãnh thổ Việt

Nam. Nhìn chung, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đầy đủ và

mang tính hệ thống về TBĐC.

Các báo cáo Hiện trạng môi trường hàng năm của các tỉnh cung cấp nhiều thơng tin bổ ích về một số dạng TBĐC. Tuy nhiên, các thơng tin đó cịn thiếu nhiều thông số chi tiết.

Các đề án điều tra TBĐC tổng quan do Bộ Cơng nghiệp chủ trì bắt đầu được

triển khai từ năm 2000 đã mở ra một trang mới vô cùng quan trọng trong nhận thức về mối hiểm họa của các loại TBĐC gây ra đối với con người, tiến tới việc tiến hành một chương trình điều tra, quan trắc TBĐC đồng bộ trên phạm vi tồn quốc.

II. 3.2. Tình hình nghiên cứu một số TBĐC chính trong khu vực Miền Trung

II. 3.2.1. Động Đất

Trong các tai biến địa chất nguồn gốc nội sinh thực thụ thì “Động đất ” là được nghiên cứu sớm và có hệ thống hơn cả. Những nghiên cứu động đất đầu tiên kể từ năm 1954 đến năm 1974 do Tổng cục Khí tượng - Thủy văn thực hiện. Nhưng từ năm 1978

đến nay công việc này đã được Viện Vật lý Địa cầu thực hiện một cách cơ bản và có

hệ thống.

- Nguyễn Đình Xuyên và nnk. (1978), dựa vào các tài liệu địa chất, kiến tạo,

động đất đã nghiên cứu, đánh giá các thông số cơ bản của các chấn tiêu động đất, lập

ra “Mục lục động đất Việt Nam”

- Lê Minh Triết và nnk. (1980), trên cơ sở tài liệu quan trắc của trạm địa chấn Nha Trang và tổng hợp phân tích các tài liệu khác, đã lập danh mục động đất ở Miền

Nam Việt Nam và sơ đồ phân vùng động đất Miền Nam Việt Nam có khoanh vùng

động đất đến cấp bảy.

- Trong chương trình Atlas Quốc gia và hợp tác Việt – Xô về phân vùng động

đất, Nguyễn Đình Xuyên và nnk. (1989) đã tập hợp và bổ sung số liệu lập ra “Mục lục động đất Việt Nam” thời kỳ 1900 – 1980. Các tác giả đã nghiên cứu quy luật biểu hiện động đất trên lãnh thổ Việt Nam, sự phân bố không gian, tần suất bắt gặp, quan hệ

giữa động đất với các hoạt động kiến tạo, quy luật lan truyền chấn động, thành lập

“Bản đồ phân vùng động đất” tỷ lệ 1/2.000.000. Tuy nhiên các tài liệu này chưa đề cập nhiều đến tham số đặc trưng cho độ nguy hiểm động đất.

- Trong cơng trình “Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất

ở Việt Nam”, Nguyễn Đình Xuyên và nnk. (1996) đã khảo sát bổ sung về địa chất kiến

tạo, đo Địa vật lý (Từ và Trọng lực) trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là dọc theo các

đới đứt gãy lớn, phân tích viễn thám, nghiên cứu bình đồ đứt gãy kiến tạo…từ đó lập

bản đồ cấu trúc kiến tạo, phản ánh các yếu tố kiến tạo địa động lực liên quan đến động

đất. Các tác giả đã phân chia ra các vùng có khả năng phát sinh động đất mạnh, nghiên

cứu các đặc trưng địa chấn cơ bản của các vùng phát sinh động đất như quy luật lặp, biến động của hoạt động động đất theo thời gian, mối liên quan cấp động đất cực đại

(Mmax) với quy mô các đới phá hủy,… thành lập “Bản đồ phân vùng động đất Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam” tỷ lệ 1/1.000.000, phản ánh đầy đủ hơn các đặc trưng của độ nguy hiểm động

đất, phục vụ cho yêu cầu quy hoạch thiết kế kháng chấn trong xây dựng. Tuy nhiên

báo cáo cũng chưa nghiên cứu được đặc điểm dao động nền đất do động đất, như gia

tốc cực đại trung bình amax, chu kỳ giao động tương ứng T, thời gian kéo dài dao

động,… quan hệ với các dạng tai biến khác như hóa lỏng, khuyếch đại dao động nền đất yếu,… trong vùng chưa được đề cập đến.

II.3.2.2. Hoạt động núi lửa

Hoạt động núi lửa ở Miền Trung Việt Nam nói chung và ở vùng nghiên cứu nói riêng được một số nhà địa chất Nga, Pháp và Việt Nam nghiên cứu rải rác trong khuôn

khổ các chương trình đo vẽ lập bản đồ địa chất, chuyên đề. Nguyễn Đình Xun và

nnk. (1996), đã trích các cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Obrues và Vlodaves, Guttenberg và Richter, Paste, Marti, và Saurin,…riêng họat động núi lửa ở ven biển Quảng Ngãi – Nha Trang năm 1978 các nhà địa chất Việt Nam và Liên Xô đã

nghiên cứu hoạt động núi lửa ở ngoài khơi Trung Bộ bằng tàu Vulcanlog. Chương

trình lập bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Trần Đức Lương và nnk) cũng

nghiên cứu hoạt động núi lửa trong Kainozoi muộn. Tuy nhiên chúng chưa được đánh giá dưới dạng các tai biến địa chất.

II.3.2.3 Hoạt động đứt gãy và nứt đất

Hoạt động đứt gãy và nứt đất cũng được nghiên cứu chủ yếu bởi các chương

điều tra địa chất đô thị,…cũng như các hoạt động núi lửa chúng ít được để ý tới về

khía cạnh tai biến địa chất

- Văn Đức Chương và nnk. (1991÷1993) đã nghiên cứu sơ bộ về nứt đất làm

sập đổ bệnh viện Cam Lộ ở Quảng Trị. Đến năm 1996 các tác giả lại nghiên cứu về

các tác động của hoạt động tân kiến tạo và địa động lực hiện đại lên các cơng trình

kiến trúc văn hóa - lịch sử và các cụm dân cư Thành phố Huế và vùng kế cận.

- Trong chương trình điều tra địa chất đơ thị trong cả nước, do Viện Nghiên

cứu Địa chất và Khoáng sản (Hồ Vương Bính và nnk.1994) sau đó là Cục Địa chất và

Khoáng sản Việt Nam thực hiện cũng đề cập sơ lược đến các hoạt động kiến tạo

đương đại như đứt gãy, nứt đất, nâng sụt dạng vịm,…

- Một số cơng trình về tiềm năng địa nhiệt khu vực Miền Trung Việt Nam của Hoàng Hữu Quý và nnk. (1995), Cao Duy Gian và nnk. (1997) có đề cập đến các đới

hoạt động tích cực, các đới đứt gãy liên quan tới các nguồn địa nhiệt ở trong vùng.

Phạm Khoản và nnk. (1996) đã sử dụng hệ phương pháp Địa vật lý để xác định các đới

đữt gãy và các thể magma ẩn.

II.3.2..4. Bức xạ phóng xạ tự nhiên

Bức xạ phóng xạ tự nhiên chủ yếu do các nguyên tố U238, Th232, Rb82 gây ra ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạng 3 loại tia là alpha (α), bêta (β) và gamma (γ), chúng thường tập trung trong các mỏ nguyên tố phóng xạ, trong các đá magma axit, kiềm, đá trầm tích,…

Ngay từ những năm 1961÷1963 Đồn Địa chất 135 đã đo xạ hàng không tỷ lệ 1/25.000 và 1/50.000 ở vùng Trung Trung Bộ và gamma ơtơ trên tồn bộ mạng lưới giao thông đường bộ và dọc ven biển Miền Bắc Trung Bộ. Kết quả đã phát hiện được một số dị thường có khả năng thành mỏ sa khống khác.

Năm 1975 Liên đồn Vật lý Địa chất đã khảo sát gamma ôtô trên các hệ thống

đường bộ và dọc ven biển Miền Trung Trung Bộ. Đã phát hiện 15 dị thường dọc bờ

biển, trong đó có 3 dị thường sa khống ven biển. Đồng thời Đoàn Bay 65 Liên đoàn Vật lý Địa chất cũng khảo sát gamma hàng khơng ven biển Bình - Trị - Thiên, tỷ lệ 1/100.000 (1978 ÷ 1980). Kết quả đã phát hiện 3 dị thường có triển vọng sa khống ilmenit, zircon khá lớn.

Năm 1985, Đồn Bay 82 Liên đoàn Vật lý Địa chất đã khảo sát gamma hàng

không ven biển Tam Kỳ (Quảng Nam). Kết quả đã phát hiện hàng loạt dị thường sa

khoáng ven biển có cường độ phóng xạ cao.

Năm 1990, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã tổng hợp các tài liệu xạ hàng không, xạ ôtô và thành lập bản đồ phơng phóng xạ tồn quốc, tỷ lệ 1/500.000 và 1/2.000.000.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 43 - 53)