II.1 KHÁI QUÁT VỀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT (TBĐC)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 41 - 42)

- Tầng cấu trúc Mesozoi: Tham gia vào tầng cấu trúc này bao gồm các đá magma của phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Phan Rang, Cù Mông và các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đắc

II.1 KHÁI QUÁT VỀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT (TBĐC)

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng TBĐC là một dạng của tai biến thiên nhiên. Nói về các loại tai biến thiên nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu cũng có những ý kiến khác nhau. Có người cho tai biến thiên nhiên gồm các tai biến có nguồn gốc nội sinh và nguồn gốc ngoại sinh. Lại có tác giả gộp vào 2 nhóm chính đó là các tai biến địa chất

và tai biến khí tượng thuỷ văn. Các tác giả đều thống nhất rằng ranh giới phân định

giữa các loại tai biến đơi khi khơng rõ ràng. Ví dụ, trượt đất ngồi các tác nhân về địa chất, địa mạo lại có thêm tác nhân của mưa liên quan đến khí xốy thuận nhiệt đới, xói lở bờ biển bị ảnh hưởng điều kiện bão tố, dòng biển.

Tai biến địa chất (Geological hazards) là các hiểm họa thiên nhiên (thiên tai) vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường sống. Tai biến địa chất (TBĐC) luôn

đe dọa và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người suốt trong quá trình lịch sử từ khi

mới bắt đầu xuất hiện trên Trái đất cho tới nay [17].

Trong mấy năm gần đây, trên thế giới, ở lục địa Châu Á và ở nước ta, tai biến

địa chất phát triển với chiều hướng gia tăng và gây thiệt hại không nhỏ về người và

của cải vật chất. Thí dụ, hàng năm ở Trung Quốc thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra dao động từ 30 đến 50 tỷ nhân dân tệ (trong đó ít nhất 1/4 thiệt hại do TBĐC).

Ở nước ta, mức độ thiệt hại do TBĐC gây ra cũng khơng nhỏ. Chỉ tính riêng

cho thập kỷ 90 (1990-2000), thiên tai ở Việt Nam đã làm 7.495 người chết, 750.000ha lúa và hoa màu mất trắng, 5,5 triệu nhà cửa bị phá hủy và hư hại, 8.823 tàu thuyền bị chìm. Tổng thiệt hại là 2 tỷ USD. (Theo báo Công an Nhân dân số 887, ngày 28/4/2000).

Mối hiểm họa của TBĐC tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển dân số, với tốc độ đơ thị hóa, tốc độ phát triển của các cơng trình hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, con người hồn tồn có thể kiểm sốt và dự báo trước TBĐC. Việc dự báo và đề xuất các phương án phòng, tránh hoặc khống chế các hiểm họa do TBĐC gây ra là một vấn đề vô cùng cấp bách và thiết thực. Công việc này phải do chính đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuậi địa chất tiến hành.

Để dự báo TBĐC các nhà địa chất phải tìm ra được mối liên quan giữa các quá

trình, các hiện tượng địa chất xảy ra trên bề mặt Trái đất nói riêng và trong phạm vi vỏ Trái đất nói chung với sự xuất hiện TBĐC.

Để dự báo TBĐC chính xác và nhanh người ta phải sử dụng một tập hợp các

phương pháp nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại. Hai phương pháp hàng đầu hiện nay mà người ta bắt buộc phải sử dụng trong tập hợp phương pháp đó là: Phương pháp

viễn thám và công nghệ GIS.

Việc nghiên cứu điều tra TBĐC không chỉ đơn thuần mang tính chất kinh tế mà nó mang tính chất xã hội nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Có nhiều định nghĩa về khái niệm TBĐC và các định nghĩa đó gần giống nhau.

Có thể hiểu TBĐC như cách định nghĩa của các nhà nghiên cứu thuộc Sở Địa chất Mỹ

xuất hiện tự nhiên hoặc do con người gây ra, gây nguy hiểm hoặc có tiềm năng gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của con người". Chúng tôi thấy định nghĩa này là

hợp lý hơn cả.

Trong cuốn "Các TBĐC ở Trung Quốc và biện pháp phòng ngừa và khống chế chúng" (Geological hazards in China and their prevention and control) xuất bản tại Bắc Kinh năm 1991 các nhà khoa học Trung Quốc định nghĩa TBĐC như sau: TBĐC

là bất cứ hiện tượng địa chất nào đã hoặc sẽ xẩy xẩy ra, trực tiếp hoặc gián tiếp làm xấu đi mơi trường sống, đe doạ đến sự an tồn tính mạng con người và ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái của sinh quyển. Họ xếp 31 hiện tượng địa chất ở Trung Quốc

vào TBĐC.

Trong cuốn "Từ điển Địa chất giải thích" do Robert L. Bates và Julia A. Jacson

biên soạn năm 1984 và tái bản lần thứ 3 năm 1987 thì "TBĐC là các điều kiện, hiện

tượng địa chất tự nhiên hoặc nhân sinh nguy hại hoặc có tiềm năng gây nguy hại cho đời sống con người và của cải vật chất" [24]. Các tác giả này xếp các hiện tượng như:

trượt đất, lở đất, đá đổ, đá rơi, đá lăn, động đất, sạt đất, sụt do karst, đứt gãy hoạt động, rò rỉ thấm nước đê đập, tai biến do khai thác khống sản, ơ nhiễm nước ngầm, rác thải, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, xói lở đường bờ sông, biển,... vào TBĐC.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 41 - 42)