IV.3 TRƯỢT LỞ, SỤT LÚN ĐẤT ĐÁ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 57 - 61)

IV. 1.2 Vùng Nông Sơn

IV.3 TRƯỢT LỞ, SỤT LÚN ĐẤT ĐÁ

Trượt đất là hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn địa hình từ cao xuống thấp theo một mặt trượt nhất định. Cơ chế hình thành và diễn biến trượt đất rất đa dạng. Các loại hình trượt đất thường gặp nhất bao gồm: trượt đất, sạt lở, sụt lở, lở đá, dòng bùn

đá [17].

Theo LomtadzeV.D,1997 và Đỗ Tuyết,1999[20], phân loại quy mô trượt lở như sau (bảng 4.1; 4.2):

Bảng 4.1. Quy mô trượt lở

Phân loại Quy Thể tích (m3)

I Nhỏ <200

II Vừa 200÷1.000

III Lớn 1.000÷100.000

IV Rất lớn 100.000÷1.000.000

V Cực lớn >1.000.000

Bảng 4.2. Phân cấp đánh giá hiện trạng trượt lở Trượt lở hiện đại (điểm/km2) Mức độ hiện trạng trượt lở Trượt lở cổ (điểm/km2 ) I II III IV V 1- Bình ổn 0 1 0 0 0 0 2- Thấp 1÷3 3 1 0 0 0 3- Trung bình 4÷6 7 3 1 0 0 4- Mạnh 7÷10 10 7 3 1 0 5- Rất mạnh >10 >10 10 7 3 1 IV. 3.1. Vùng Phong Thổ IV.3.1.1.Trượt đất 1/ Hiện trạng

Hiện tượng trượt đất phát triển tương đối mạnh mẽ trên vùng nghiên cứu, nhất là dọc các đường quốc lộ 4D, tập trung ở phía Tây Bắc và phía Đơng thị xã Lai Châu mới và khu vực mỏ Nậm Xe (sườn núi phía sau Bản Mỏ) [19].

Mức độ ảnh hưởng của tai biến trượt đất rất lớn về vật chất và tính mạng cũng như gây tâm lý lo sợ cho các du khách và cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng. Thí dụ, vào ngày 30/6/2003 trượt đất - đá xảy ra tại bản Chu Va, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu làm chết một nam du khách người Mỹ và làm bị thương nặng một nữ du

khách người Mỹ khác. Đã xảy ra nhiều điểm trượt đất mới gây ách tắc giao thông,

thiệt hại đáng kể về vật chất và đầu tư kinh phí khá lớn để xử lý.

Tổng số điểm trượt đất đã điều tra và đăng ký trên địa bàn vùng Phong Thổ là 15 điểm. Chúng có quy mơ kích thước từ nhỏ đến to (thể tích thân khối trượt dao động

từ < 500m3 đến 10.000 m3), (ảnh 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5)

Ảnh 4.1: Vết trượt lở trên đường đi Than Uyên ( Điểm ĐP -09 [18] )

Ảnh 4.3. Công trường khai thác đá Thị xã Lai Châu [18].

Ảnh 4.5. Cầu Nậm Xe [18].

Ảnh 4.6. Vết trượt lở đầu cầu Nậm Xe [18].

2/ Các nguyên nhân chính gây ra trượt đất:

Độ dốc sườn: trượt đất thường xảy ra ở các khu vực địa hình có sườn dốc trên

250 (tập trung trong khoảng từ 300 đến 450). Ở các khu vực địa hình có sườn dốc 160 ÷

250 trượt đất xảy ra ít hơn và có quy mơ nhỏ hơn. Ở các khu vực địa hình có sườn dốc

nhỏ hơn 150 trượt đất xảy ra rất ít và có nơi hầu như khơng xảy ra.

Q trình phong hố đá gốc cũng là nguyên nhân quan trọng gây trượt đất.

Chuyển động kiến tạo hiện đại biểu hiện dưới dạng động đất và các đứt gãy

hoạt động. Rất nhiều điểm trượt đất nằm dọc theo các đứt gãy kiến tạo.

Yếu tố thuỷ văn. Chế độ mưa đóng vai trị quan trọng, trượt đất thường xảy ra

trong phạm vi các khu vực có lượng mưa lớn và gia tăng vào mùa mưa.

Mật độ thảm thực vật tại các khu vực có độ che phủ cao (>50%) hiện tượng

trượt đất hầu như khơng xảy ra. Tại các khu vực có độ che phủ trung bình (30%÷50%)

thường xảy ra trượt đất quy mơ nhỏ và thưa. Tại các khu vực có độ che phủ thấp

(<30%) hiện tượng trượt đất xảy ra mạnh mẽ nhất.

Đặc điểm cơ lý và cấu tạo đá gốc ở những khu vực đá gốc gắn kết yếu bị vỡ

vụn, bở rời, hiện tượng trượt đất xảy ra mạnh.

Hoạt động nhân sinh gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra trượt đất như chặt phá rừng,

canh tác nông nghiệp làm giảm độ che phủ rừng, khoét sườn núi để xây nhà, xây dựng

đường giao thông làm thay đổi thế cân bằng sườn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)