- Đặc trưng hàm lượng phổ gamma của các loại đất đá:
1. Ô nhiễm nước biển bởi các nguyên tố kim loại nặng
V.3. LŨ LỤT, LŨ QUÉT QUÉT 1 Lũ quét vùng Phong thổ
V.3.1. Lũ quét vùng Phong thổ
Các trận lũ quét xảy ra gắn liền với các lưu vực sông suối, do vậy việc phân vùng lũ quét cũng được gắn liền với việc nhận định, đánh giá từng lưu vực sơng suối.
Trong q trình đánh giá tiềm năng xuất hiện lũ quét ở các lưu vực, các tác giả xuất phát từ việc đánh giá vai trò các yếu tố hình thành lũ quét và tổ hợp các yếu tố ấy
cho các lưu vực sông suối. Ở đây yếu tố khí tượng thủy văn khơng đưa vào để đánh
giá, bởi lũ quét chỉ xảy ra khi có cường độ mưa lớn trong lưu vực và mưa tập trung trong thời gian ngắn mà cường độ mưa lớn là một yếu tố khó đánh giá chính xác cho lưu vực. Do vậy các yếu tố sinh thành lũ quét được đánh giá dưới góc độ nếu điều kiện khí tượng thủy văn thuận lợi, tức là nếu có mưa lớn tập trung.
Các yếu tố được đánh giá bao gồm 4 nhóm gồm: Các yếu tố địa mạo; Các yếu tố địa chất; Các yếu tố địa lý tự nhiên; Các yếu tố nhân sinh.
Nhóm các yếu tố địa mạo lưu vực bao gồm: độ dốc, hình thái lưu vực và khả
năng thốt lũ của lưu vực. Nhóm các yếu tố địa chất bao gồm: thành phần đất đá, các thành tạo Đệ tứ - vỏ phong hoá, chế độ kiến tạo và các quá trình trượt lở, xói mịn rửa
trơi đất. Các yếu tố địa lý tự nhiên gồm: độ che phủ lưu vực, mật độ sông suối. Các
yếu tố nhân sinh bao gồm: các hoạt động kinh tế khai thác lưu vực, mức độ đơ thị hố
lưu vực và mật độ dân số lưu vực. Tuỳ theo mức độ quan trọng trong quá trình sinh
thành lũ quét mà các yếu tố này được đánh giá theo ba thang điểm: 5, 10, 15 trong
tổng thang điểm 100 của các yếu tố sinh thành lũ quét.
Sau khi đối sánh với bản đồ hiện trạng lũ quét, lũ ống đã được thành lập. Các tác giả bước đầu quy định thang điểm cho các yếu tố như sau:
Thang điểm 15 gồm các yếu tố: độ che phủ lưu vực, các q trình trượt lở, xói mịn rửa trơi đất.
Thang điểm 10 gồm các yếu tố: chế độ kiến tạo, các thành tạo Đệ tứ - vỏ phong hoá, các hoạt động kinh tế khai thác lưu vực (canh tác, khai khoáng, khai thác rừng...).
Thang điểm 5 gồm các yếu tố: địa hình lưu vực, hình thái lưu vực, độ dốc lưu
vực, thành phần đất đá, mức độ đơ thị hố, mật độ dân số và khả năng thoát lũ của lưu vực.
Đối với mỗi lưu vực, tuỳ theo mức độ thuận lợi cho quá trình sinh thành lũ quét
mà các yếu tố nói trên được đánh giá theo ba mức: rất thuận lợi, thuận lợi và ít thuận lợi (tương ứng với số điểm thấp dần của chúng). Tạm quy ước mức rất thuận lợi có số
điểm cao nhất, mức thuận lợi có số điểm bằng 1/3 mức rất thuận lợi .
Ví dụ: Xét một lưu vực X nào đó, nếu mức độ che phủ lưu vực đạt trên 30% thì
số điểm của yếu tố độ che phủ sẽ là 5, nếu độ che phủ lưu vực đạt 10÷30% số điểm
độ che phủ lưu vực sẽ là 15. Bằng cách đó tiến hành đánh giá cho từng yếu tố sinh
thành lũ quét đối với từng lưu vực và cuối cùng là xem xét lưu vực đó đạt bao nhiêu
điểm trong tổng thang điểm 100. Nếu lưu vực đạt từ 70 điểm trở lên thì đó là những
lưu vực có tiềm năng lũ quét xuất hiện cao. Từ 35 đến 70 điểm là lưu vực có tiềm năng lũ quét xuất hiện trung bình. Dưới 35 điểm là những lưu vực có tiềm năng lũ quét xuất hiện yếu.
Trên vùng nghiên cứu có 2 khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét cao là: Khu vực Khổng Lào-Nậm Xe và Khu vưc phía Nam-Đơng Nam vùng .