IV.2 ĐỨT GÃY HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 55 - 57)

IV. 1.2 Vùng Nông Sơn

IV.2 ĐỨT GÃY HOẠT ĐỘNG

Đứt gãy hoạt động (ĐGHĐ) là một dạng TBĐC rất nguy hiểm bởi tự thân nó đã

là một dạng TBĐC, ngồi ra nó có thể gây ra các dạng TBĐC khác như: động đất,

trượt đất, nứt đất ảnh hưởng tới tốc độ vững bền của các cơng trình xây dựng, phá huỷ hoặc làm hư hại các cơng trình hạ tầng cơ sở quan trọng.

ĐGHĐ là các đứt gãy (ĐG) bắt đầu hoạt động từ 10.000 năm và cho đến ngày

IV.2.1. Vùng Phong Thổ

Qua tổng hợp các tài liệu thu thập và nghiên cứu điều tra bổ sung các tác giả ghi

nhận trên vùng nghiên cứu có 2 đứt gãy đang hoạt động thuộc đới ĐG Phong Thổ -

Than Uyên, gồm : ĐG Bản Ma Pho - Bản Nà Ít và ĐG Bản Seo Chin - Bản Đông Pao.

IV.2.2. Vùng Nông Sơn

Hoạt động hiện đại của các đứt gãy trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở các dấu hiệu cấu trúc, địa hình - địa mạo,…gây những hậu quả nghiêm trọng như: Gia tăng mức độ dập vỡ, cà nát làm yếu đất đá xung quanh, tạo môi trường thuận lợi cho các tai biến địa chất khác phát triển; Làm biến dạng đột ngột hoặc từ từ nền móng, gây nứt sụt đất, tích lũy ứng suất gây động đất; Tạo ra sự chênh lệch địa hình, tăng độ dốc

sườn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tai biến địa chất khác.

Đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn:

Đây là đứt gãy lớn nhất khu vực, là đứt gãy sâu phân đới cấu trúc. Chúng tạo ra

các trũng Mesozoi, điển hình là trũng Nơng Sơn, lấp đầy các thành tạo chứa than và các trầm tích Jura. Vào Kainozoi muộn sụt lún vẫn tiếp tục thể hiện với các trầm tích Neogen ở Ái Nghĩa, Hội An đến thung lũng sông Thu Bồn ra Biển Đơng. Ngồi các thành tao magma Paleozoi - Phức hệ Đại Lộc, Mesozoi - Phức hệ Hải Vân, khu vực này cịn có nhiều thể xâm nhập Kainozoi cao kiềm và bão hòa silic, chứng minh cho

các hoạt động lâu dài của các đứt gãy sâu. Đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn chạy dài

khoảng 100 km theo phương á vĩ tuyến, hơi cong về địa khối Kon Tum. Đứt gãy gây biến chất, xiết ép, cà nát các đá Proterozoi và hệ tầng A Vương. Nó đóng vai trị trong q trình hình thành bồn trũng Nơng Sơn cũng như các trũng sụt lún và và hoạt động phun trào bazan ven biển Quảng Nam - Quảng Ngãi trong Neogen - Đệ tứ. Hoạt động

địa chấn dọc theo đứt gãy không mạnh. Ven biển khu vực Tam Kỳ năm 1972 có 2 trận động đất cấp 5 ÷ 7, cường độ I = 5. Trước đó, năm 1715 có một trận động đất tại Hiệp Đức với Ms = 4,7, cường độ I = 5. Kết quả phân vùng động đất của Viện Vật lý Địa

cầu xếp đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn vào đới sinh chấn tới cấp 5 ÷ 6.

Ngồi ra, theo các quan sát mới đây, có thể vạch định một số đứt gãy phương

Đông Bắc – Tây Nam như đứt gãy sông Cái (sông Vu Gia), đứt gãy sông Ái Nghĩa…

Dọc theo đứt gãy sông Cái, trên bề mặt địa hình thể hiện rất rõ nét một loạt hố sụt liên

tiếp nhau, khá lớn, ở dạng các thung lũng treo cùng hạ bậc đổ ra sông Cái. Đứt gãy

sông Ái Nghĩa cũng đã từng được vạch định trên các bản đồ địa chất tỷ lệ lớn, có lẽ

giải thích sự khác biệt lớn về chiều dày trầm tích Neogen ở Vĩnh Điện một cách hợp lý hơn.

IV.2.3. Vùng Hàm Tân

Dọc theo các đứt gãy kiến tạo của khu vực ít có khả năng động đất mạnh mà chỉ diễn ra các dịch chuyển từ từ, xảy ra trong giai đoạn Holocen, thường tạo nên các hiện

tượng nứt đất Đặc biệt là hai đứt gãy lớn Thuận Hải – Minh Hải. Trong khu vực có

nhiều hệ thống sơng suối có phương Á kinh tuyến và Vĩ tuyến. Trong khu vực xã Sơn Mỹ quan sát được các hệ thống mương xói phát triển mạnh trên các thềm biển mà hiện nay đang được trồng điều. Các hệ thống mương xói này có độ sâu khoảng 10 m, rộng từ 30 đến 50m đang ngày càng mở rộng và thu hẹp diện tích đất trồng đe doạ sự phát triển kinh tế, tính mạng của người dân địa phương. Theo chúng tơi ngun nhân hình thành các mương xói này chính là các khe nứt kiến tạo kết hợp với hiện tượng nước ngầm xói mịn đang xảy ra trong khu vực.

Tai biến nứt đất đang chứa đựng những đe dọa tiềm tàng cho con người và nền

kinh tế địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các tai biến này chưa được quan tâm đúng

mức, đặc biệt là các mương xói tại khu vực Sơn Mỹ. Chúng tôi dự báo các tai biến này sẽ có xu hướng tăng lên về quy mô, cường độ và tác hại. Hoạt động của các mương xói trên hệ thống khe nứt này sẽ là tiền đề cho tai biến trượt lở trong khu vực, đe dọa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến đường giao thông. Địa phương cần lưu ý đến khu vực này, đặc biệt là sau những

trận mưa lớn. Mặt khác, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể và lập bản đồ dự báo tai biến nứt đất chi tiết hơn để chỉ ra nguyên nhân, phương pháp khắc phục và dự báo các tai biến này khi nó chưa xảy ra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 55 - 57)