C.I.1 CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN C.I.1.1 Vị trí địa lý:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 25 - 26)

C. VÙNG HÀM TÂN

C.I.1 CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN KINH TẾ NHÂN VĂN C.I.1.1 Vị trí địa lý:

C.I.1.1. Vị trí địa lý:

Vùng nghiên cứu bao gồm: Toàn bộ lãnh thổ và một phần lãnh hải (0-10m nước) huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Một phần lãnh thổ, lãnh hải (0-10m nước) hai xã Tân Thành, Tân Thuận - huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận): đó là dải ven biển và biển ven bờ (0-10m nước) từ Cửa Cạn đến mũi Kê Gà.

Các vùng tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh, Bình Thuận; phía Đơng giáp huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận); phía Tây giáp huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa -Vũng Tàu), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và phía Nam giáp Biển Đơng [12].

Diện tích nghiên cứu 1051km2 trong đó phần đất liền là 951km2 và phần biển

ven bờ là 100km2.

Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến các tai biến địa chất.

Chúng quy định sự xuất hiện các loại hình tai biến địa chất, cường độ và tần suất cũng như phạm vi ảnh hưởng của tai biến địa chất. Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia chúng ra thành hai nhóm là nhóm các yếu tố nội sinh và nhóm các yếu tố ngoại sinh.

C.I.1.2. Địa hình, địa mạo

Trong diện tích nghiên cứu có các dạng địa hình đồi núi thấp, địa hình đồng

bằng ven biển và địa hình đáy biển ven bờ.

- Địa hình đồi núi thấp: phân bố ở phía Bắc bao gồm: núi Bể, núi Mây Tào, núi

Nhọn, núi Giang Co, núi Lồ Ơ. Đây là các núi sót trên đồng bằng ven biển. Đặc điểm của địa hình núi là sườn cong lồi, dốc, nhưng phát triển cân xứng, hầu hết chúng đều

phát triển các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả, Định Quán,.. riêng ở núi

Nhọn lộ các đá phun trào hệ tầng Nha Trang. Các núi sót đều có độ cao tương đối lớn, dao động từ 400 đến 600m, với các đỉnh núi Bể cao 874m, núi Nhọn cao 569m. Trên các sườn núi đá gốc lộ tốt, nhưng việc đi lại khó khăn vì khá dốc.

- Địa hình đồng bằng ven biển: kéo dài dọc ven biển vùng nghiên cứu. Độ cao

dao động 50÷100m ở ven chân núi, 1÷5m ở ven bờ biển, độ phân cắt sâu nhỏ. Cấu

thành tạo Mesozoi. Nhìn chung móng Kainozoi đều cao hơn mực nước biển. Vì vậy, dọc theo suối hoặc trên các đồi sót nhiều nơi lộ đá gốc. Địa hình đồng bằng nghiêng thoải ra phía biển. Phần tiếp giáp với biển phát triển hệ thống các dải cồn, đụn cát, các vũng, đầm lầy, lạch triều.

- Địa hình đáy biển: đáy biển vùng nghiên cứu nhìn chung tương đối thoải, độ

dốc nhỏ, riêng khu vực xung quanh mũi Kê Gà, mũi Núi Nham và Hịn Bà có địa hình khá dốc.

Đường bờ biển khu vực nghiên cứu phần lớn có hướng Đơng Bắc-Tây Nam, được cấu thành bởi các trầm tích bở rời và có xu hướng xói lở với tốc độ khác nhau,

các khu vực được cấu thành bởi đá gốc cứng chắc (mũi Kê Gà, Hịn Bà...) đường bờ

ổn định, ít biến động.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 25 - 26)