- Vùng an toàn: chiếm diện tích cịn lại trong vùng, diện tích tương đối lớn bao
1 Tam Tân Mũi Kê Gà
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể rút ra một số kết luận chính như sau: 1. Diện tích nghiên cứu thuộc các vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất cao. Tuy nhiên do đặc thù của từng vùng mà mức độ cũng như loại tai biến chiếm ưu thế của từng vùng khác nhau:
- Vùng Phong Thổ: Tai biến địa chất chủ yếu là động đất, lũ qt và ơ nhiễm
phóng xạ.
- Vùng Nông Sơn: Tai biến địa chất chủ yếu là trượt lở, xói lở - bồi tụ bờ sơng, ơ nhiễm phóng xạ.
- Vùng Hàm Tân: Tai biến địa chất chủ yếu là: xói lở bờ biển, cát di động, lũ lụt, bồi tụ gây biến động luồng lạch. cửa sông, cửa biển, nhiễm mặn, dâng cao mực nước biển.
2. Các yếu tố quyết định đến tai biến địa chất vùng nghiên cứu là: cấu trúc địa chất, đứt gãy, các thành tạo địa chất, các yếu tố về chế độ mưa, chế độ gió, chế độ thủy văn, chế độ hải văn và các hoạt động nhân sinh. Mức độ nhạy cảm với tai biến địa chất của các thành tạo địa chất; khả năng phòng tránh tai biến của cộng động (tiềm lực kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế,…).
3. Có thể áp dụng các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ tai biến địa chất như sau: - Cùng với các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm về mưa bão, lũ lụt, cần thiết lập
hệ thống cảnh báo ở các khu vực dễ xảy ra tai biến địa chất như động đất, nứt đất,
trượt lở, xói lở - bồi tụ bờ sơng, lũ qt, lũ bùn đá ở miền núi...
- Các biện pháp cơng trình để hạn chế hoặc ngăn chặn tai biến (xây kè, tường, mỏ hàn, cọc tre chắn sóng, ni bãi, khơi phục rừng ngập mặn hạn chế xói lở, các cơng trình điều chỉnh dịng chảy, nạo vét để hạn chế bồi tụ san lấp luồng lạch, trồng rừng chắn cát di động..).
- Do kinh tế của cư dân cịn thấp và nhiều tai biến có xu hướng tăng cường cho nên cần phải ưu tiên các giải pháp phi cơng trình để giảm nhẹ hậu qủa của tai biến như dự báo và cảnh báo, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải để chủ động phịng tránh tai biến; bố trí sản xuất, sinh hoạt theo cách chung sống khôn ngoan với tai biến; lồng ghép kế hoạch phòng tránh thiên tai vào các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; lập quỹ bảo hiểm thiên tai; giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh ứng phó tai biến cho cộng đồng…
4. Tập thể tác giả đã hoàn thành khối lượng, đảm bảo đúng tiến độ thời gian.
Kính đề nghị Chủ nhiệm Đề tài; Lãnh đạo Liên đoàn Địa chất biển xem xét nghiệm
thu và thanh tốn kinh phí theo Hợp đồng là 18.000.000 đ (mười tám triệu đồng chẵn).