IV. 3.2.1.Hiện trạng trượt lở
IV.6 TBĐC DO TRƯỜNG BỨC XẠ PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ
KHỐNG SẢN PHĨNG XẠ
IV.6.1. Vùng Phong Thổ
Đặc điểm mơi trường phóng xạ [18]:
- Phần lớn diện tích vùng nghiên cứu, cường độ bức xạ gamma có giá trị thay
đổi từ 10 đến 30 µR/h liên quan đến các thành tạo địa chất trong vùng gồm các thành
tạo Đệ tứ, đá vôi, bột kết,... của các hệ tầng Mường Trai, hệ tầng Suối Bàng, Đồng
Giao, Nậm Mu.
- Dị thường có biên độ mạnh nằm ở khu vực thuộc mỏ đất hiếm Đông Pao, biên
độ tới 65 µR/h, có một vài điểm có giá trị > 100 µR/h.
- Dị thường có biên độ vừa và yếu (giá trị biên độ lớn hơn phông cộng 3 lần độ lệch và nhỏ hơn 3 lần phơng) phân bố ở vị trí bản Chăn Ni phía Tây Nam thị trấn Tam Đường và ở Thèn Sỉn nằm về phía Bắc thị xã Lai Châu, giá trị biên độ của các dị thường này từ 35 đến < 60 µR/h.
- Khu vực thị trấn Tam Đường (Bình Lư) có cường độ bức xạ thay đổi từ 20
đến 30 µR/h. Giá trị phổ biến trong khu vực này < 24 µR/h. Trên diện tích này khơng
có dị thường cường độ bức xạ.
- Khu vực thị xã Lai Châu cũng tương tự như ở khu vực thị trấn Tam Đường, cường độ bức xạ phổ biến có giá trị < 24 µR/h. Khơng xuất hiện dị thường cường độ bức xạ gamma ở khu vực này.
- Khu vực thị tứ Mường So, cường độ bức xạ lớn hơn không nhiều so với hai khu vực trên, giá trị thay đổi từ 24 đến 32 µR/h. Phổ biến trong vùng có giá trị khoảng 24 đến 30 µR/h. Tại đây cũng khơng xuất hiện dị thường cường độ bức xạ gamma.
IV.6.1.1. Đặc điểm phân bố các nguyên tố phóng xạ:
- Nồng độ kali: mẫu có nồng độ kali nhỏ nhất là 0,67% ở khu vực huyện Phong
bình của khu vực Tam Đường là 2%, khu vực thị xã Lai Châu là 2,69%, khu vực huyện Phong Thổ là 1,88%.
- Nồng độ uran: ở thị xã Lai Châu nồng độ uran nhỏ nhất khoảng 1ppm và lớn
nhất khoảng 13ppm. Nồng độ uran trung bình của huyện Tam Đường là 4,25ppm, của khu vực thị xã Lai Châu là 5,79ppm, khu vực huyện Phong Thổ là 3,38ppm.
- Nồng độ thori: nồng độ thori nhỏ nhất là 0,20ppm (ở thị xã Lai Châu); nồng
độ lớn nhất ≈ 57ppm (ở khu vực huyện Phong Thổ -xã Khổng Lào). Giá trị trung bình
của khu vực huyện Tam Đường là 21,66ppm, thị xã Lai Châu là 18,51ppm và khu vực huyện Phong Thổ là 18,64ppm.
- Cường độ bức xạ Iγ của các mẫu thay đổi từ khoảng 4µR/h - 20µR/h.
Riêng ở điểm lộ thân quặng đất hiếm Bản Mầu qua phân tích mẫu cho kết quả:
Nồng độ kali: 0,6%; Nồng độ uran: 283,27(ppm); Nồng độ thori: 100,90 (ppm);
Cường độ bức xạ: 214,39µR/h.
IV.6.1.2. Sự phát tán các nguyên tố phóng xạ trong nước:
Kết quả phân tích mẫu nước ở khu vực Mường So – Phong Thổ cho thấy hàm lượng các nguyên tố phóng xạ K, U, Th cao hơn trong các mẫu nước lấy ở khu vực thị xã Lai Châu và thị trấn Tam Đường. Điều này được giải thích các suối trong khu vực Mường So – Phong Thổ khi chảy qua các thân quặng lộ thiên phong hoá hoặc các đới quặng phong hoá ở mỏ đất hiếm Bản Mầu chúng đã hoà tan các nguyên tố trong thân quặng và phát tán theo dòng chảy. Kết quả đo nồng độ Radon tự do trung bình trong
nước giếng cao hơn trong nước suối. Ở khu vực huyện Phong Thổ, nước giếng có
nồng độ trung bình là 1,052 Bq/l, nước suối là 1,016 Bq/l; khu vực thị xã Lai Châu,
nồng độ Rn trung bình trong nước giếng là 1,533 Bq/l và trong nước suối là 1,958
Bq/l; khu vực huyện Tam Đường, nồng độ Rn trung bình trong nước giếng là 1,663
Bq/l trong nước suối là 0,837 Bq/l. Nồng độ Rn trong nước suối thấp, có lẽ do thời
gian lấy mẫu để nghiên cứu là mùa khơ, các suối đều bị cạn kiệt, khơng có mưa nên khả năng phát tán của các nguyên tố phóng xạ trong nước bị hạn chế. Hoạt độ α nhỏ nhất là 5,3 mBq/l, lớn nhất là 41 mBq/l. Nồng độ pH trung bình từ 6,97 đến 7,04.
IV.6.1.3. Sự phát tán của khí phóng xạ trong khơng khí:
Kết quả đo đạc cho thấy, nhìn chung nồng độ Radon trong khơng khí của vùng
nghiên cứu khơng cao. Phổ biến có giá trị từ 20 – 30Bq/m3 cá biệt ở các khu vực lân
cận các khu mỏ đất hiếm – phóng xạ Đơng Pao, nồng độ Radon có giá trị tới 70Bq/m3.
Kết quả quan trắc tại 3 vị trí: thị trấn Tam Đường, thị xã Lai Châu và thị trấn Mường So cho thấy: nồng độ Radon tăng cao từ 18 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm
sau. Chênh lệch giữa ngày và đêm ở Tam Đường là 0,03Bq/l, thị xã Lai Châu là
0,05Bq/l, ở Mường So trung bình khoảng 0,08Bq/l. Suất liều chiếu không thay đổi
nhiều giữa ngày và đêm tại các trạm quan trắc ở thị trấn Tam Đường và thị xã Lai
Châu. Giá trị suất liều chiếu trung bình ở Tam Đường khoảng 0,18µSv/h, ở thị xã Lai
Châu khoảng 0,027µSv/h. Riêng trạm quan trắc ở thị trấn Mường So suất liều chiếu
tăng cao trong khoảng từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau với giá trị 0,05µSv/h.
IV.6.1.4. Đặc điểm suất liều xạ chiếu ngồi:
Trong diện tích vùng nghiên cứu, suất liều chiếu ngồi có giá trị thay đổi từ 0,7mSv/năm đến 5mSv/năm.
- Khu vực có suất liều xạ chiếu ngồi ≤ 1,4mSv/năm phân bố thành những diện tích nhỏ nằm ở xung quanh thị trấn Tam Đường, vùng ven phía Bắc thị xã Lai Châu, thị trấn Pa So và một vài diện tích nhỏ rải rác trong vùng, liên quan chủ yếu đến trầm tích Đệ tứ và đá vôi sét, bột kết thuộc hệ tầng Tân Lạc.
- Chiếm hầu hết diện tích là khu vực có suất liều chiếu ngồi có giá trị 1,4 đến <
2mSv/năm, liên quan chủ yếu đến các thành tạo thuộc các hệ tầng Mường Trai, hệ
tầng Suối Bàng, hệ tầng Đồng Giao, hệ tầng Nậm Mu.
- Khu vực có suất liều xạ chiếu ngồi từ > 2 đến > 5mSv/năm phân bố trên một số diện tích hẹp ở phía Tây Nam thị trấn Tam Đường thuộc bản Chăn Ni, ở Thèn Sỉn phía Bắc thị xã Lai Châu, liên quan đến thành tạo magma xâm nhập phức hệ Nậm Xe – Tam Đường và phức hệ pu sam cap. Khu vực mỏ đất hiếm Đơng Pao có suất liều chiếu ngồi > 5 đến > 7 mSv/ năm.
IV.6.1.5. Đặc điểm suất liều chiếu trong
Suất liều chiếu trong có giá trị thay đổi từ 0,3 đến 0,9mSv/ năm, lớn hơn cả là khu vực thuộc diện tích huyện Tam Đường có suất liều chiều trong thay đổi từ 0,5 đến 0,9 mSv/năm.
IV.6.162. Tổng liều chiếu tương đương bức xạ gamma:
- Suất liều tương đương có giá trị thay đổi từ nhỏ hơn 1,8 đến 4,2 mSv/năm. - Phần lớn diện tích thuộc huyện Tam Đường có suất liều tương đương > 2,2 mSv/năm. Trên một diện tích hẹp thuộc bản Chăn Ni, phía Tây Nam thị trấn Tam
Đường, suất liều tương đương có giá trị 3,2 đến > 4,2 mSv/năm. Tại đây có điểm lộ
của thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Nậm Xe – Tam Đường
- Khu vực trung tâm vùng nghiên cứu bao gồm các xã phía Tây huyện Tam
Đường, thị xã Lai Châu có suất liều tương đương < 2,2 mSv/năm.
- Khu vực huyện Phong Thổ, phần lớn diện tích có suất liều tương đương > 2,2
đến < 3 mSv/năm. Chỉ ở khu vực thị trấn Phong Thổ (Pa So) và dải ven rìa phía Tây
Nam của vùng nghiên cứu có suất liều tương đương < 2,2 mSv/năm.
IV.6.2. Vùng Nông Sơn
IV.6.2.1. Đặc trưng thống kê các thành phần mơi trường phóng xạ [10 ]
- Đặc trưng suất liều chiếu ngoài của các loại đất đá:
Các số liệu thống kê suất liều chiếu ngoài của các loại đá trong vùng nghiên cứu cho thấy, suất liều chiếu ngoài nhỏ nhất trong trầm tích lịng sơng là 0,1µSv/h, lớn nhất trong cát kết của hệ tầng Sườn Giữa là 0,26µSv/h.
Tại các thân quặng urani, than chứa urani suất liều chiếu ngồi đạt từ 0,7 đến 4,5
µSv/h, Trong đó cao nhất là các thân quặng urani tại khu vực Khe Cao, Tabhing (đột
biến 10 µSv/h).
- Đặc trưng nồng độ radon của các loại đất đá:
Nồng độ radon nhỏ nhất trong thành tạo Đệ Tứ là 7,5 Bq/m3, cao nhất trong hệ
tầng Sườn Giữa là 347,25 Bq/m3. Giá trị trung bình nhỏ nhất trong phức hệ Bến Giằng