IV.5 XÓI LỞ-BỒI TỤ IV.5.1 Vùng Nông Sơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 69 - 76)

IV. 3.2.1.Hiện trạng trượt lở

IV.5 XÓI LỞ-BỒI TỤ IV.5.1 Vùng Nông Sơn

IV.5.1. Vùng Nơng Sơn

IV.5.1.1. Hiện trạng Xói lở - Bồi tụ bờ sơng

1/ Xói lở

Hệ thống Sông Thu Bồn: bao gồm các sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Cái,

sông Bung, sông Kôn, sông Thanh, sông A Vương, sông Vàng,… Cấu tạo địa chất

vùng hạ lưu các sông chủ yếu gồm cuội sỏi, cát thạch anh màu vàng lẫn bột sét tuổi Pleistocen muộn đến Holocen. Ở Đại Lộc, sông Ái Nghĩa (sông Vu Gia) cắt qua hệ tầng Ái Nghĩa tuổi Neogen với thành phần chủ yếu cuội kết, cát kết, bột kết.

Hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ sơng của hệ thống sơng Thu Bồn được trình bày dưới đây theo các đoạn chính như sau (bảng 4.6)

Đoạn sông Cái và sông Vu Gia:

a. Phân đoạn Thác Cạn - Hội Khách (xã Đại Sơn): Dịng sơng chảy trong trầm tích lục nguyên cát kết, bột kết, cuội kết hệ tầng Nông Sơn nên hoạt động xói lở khơng mạnh, trong khi các tai biến địa chất khác như trượt đất, lũ quét lại rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ điểm uốn Hội Khách dịng sơng thực sự đặt lòng theo đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam và được mở rộng với các thềm, bãi bồi ven sơng khá rộng. Hoạt

động xói lở từ đây cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Ở Hội Khách I, Hội Khách II, mùa lũ

năm 1999 gây xói lở đã làm mất tồn bộ thơn 1, khiến 80 hộ dân phải di dời. Xói lở lấn sâu vào bờ đến 50m (trung bình 2÷4,5m/năm), tạo vách cao 5,1m, dài 500÷1.000m [20]. Tổng chiều dài xói lở 3.600m trên đoạn nghiên cứu 14,7km, hệ số Ke=24,5%, thuộc mức trung bình.

b. Phân đoạn Hội Khách – Tam Hịa (xã Đại Quang): Đoạn từ cửa sơng Kơn

đến điểm uốn Tam Hịa (xã Đại Quang) sơng Vu Gia chảy theo hướng á vĩ tuyến, uốn

khá rộng với đường kính 3÷5km, đang có xu hướng nắn thẳng dịng. Dịng sơng Kơn

hội lưu cùng một số dòng ở hai bờ đổ vào làm tăng đáng kể lưu lượng sơng Vu Gia.

Hơn nữa lớp trầm tích ven sơng có độ mềm bở cao, xói lở - bồi tụ do đó tăng lên rõ rệt

đến mức báo động, nhất là ở các xã Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Quang ở bờ trái đến xã Đại Hồng, Đại Phong, Đại Minh bên bờ phải sông [20]:

- Các thôn Hà Nha, Bàn Tân, Vĩnh Phước, Hà Thanh (xã Đại Hồng): Đoạn xói lở dài 5000m, cắt sâu vào bờ trung bình 15m, làm mất 7,5ha đất canh tác, khiến 17 hộ dân phải di dời.

- Các thôn Minh Tâm, Mỹ Hòa, Thuận Mỹ, Phú Phước (xã Đại Phong): Đoạn xói lở dài 760m, rộng 50m. Tại thơn Mỹ Hịa, vách xói lở cao 4m, nhiều bụi tre ven bờ nay đã ở giữa dòng nước, cách bờ tới 25m. Cũng tại đây nhân dân đã đóng cọc tre để chống xói lở nhưng nước đã cắt sâu vào bờ 10m, nay cọc tre cũng đứng chơ vơ giữa dịng sơng.

- Các thôn Phương Trung, Nơng Lâm, Hịa Trạch, Tam Hịa, Trường An (xã

Đại Quang): Đoạn xói lở dài đến 3.700m; rộng 30÷50m; làm mất 17,6ha đất nông

nghiệp; 6,7ha đất thổ cư.

Tổng chiều dài đoạn xói lở là 7.000m trên độ dài đoạn sơng 17,2km, hệ số Ke=40,7%, tốc độ xói lở 5÷15m/năm, đặc biệt tới 30m trong năm 1999. Mức độ xói lở thuộc loại mạnh.

c. Phân đoạn Tam Hòa đến ngã ba Giao Thủy: Là một trong những đoạn sông biến động lớn nhất trong những năm gần đây, gây xói lở cực mạnh ở hai bên bờ. Xã

Đại Cường trong các năm 1997÷2001 đã bị mất 300ha đất canh tác và phải di dời 300

hộ dân các thôn 8, 9, 10.

Với một đoạn sông dài 9km từ Tam Hịa đến Giao Thủy, có đến 5,2km bờ bị

xói lở (hệ số Ke = 57,7%), tốc độ xói lở 20÷30m/năm, thuộc loại mạnh.

Bảng 4.6. Hiện trạng xói lở một số sơng trong vùng Sơng Cái – Sơng Vu Gia

Thơng số xói lở S T T Vị trí xói lở Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Độ cao (m) Độ uốn khúc trung bình Độ dốc (%o) Tốc độ xói lở (m/năm) ệ số Ke (%) Mức độ xói lở 1 Phân đoạn Thác Cạn – Hội Khách 3.600 50 4÷6 1,02÷ 1,63 1,12 1÷4,5 24,5 Trung bình 2 Phân đoạn Hội Khách – Tam Hồ xã Đại Quang 7.000 30÷50 4÷5 1 ,01÷ 1,38 0,54 7÷15 40,7 Mạnh 3 Phân đoạn Tam Hoà – Ngã ba Giao Thuỷ 5.200 20÷150 3÷4 1,08÷ 2,61 0,54 10÷30 57,7 Mạnh Sơng Thu Bồn 4 Phân đoạn thôn Mỹ Lệ, xã Đại Thanh – Ngã ba Giao Thuỷ 1.800 1÷50 4÷5 1,08÷ 1,13 0,33 1÷5 15,0 Yếu

Đoạn sông Thu Bồn từ thôn Mỹ Lệ đến ngã ba Giao Thuỷ:

Xói lở - bồi tụ hai bờ sông Thu Bồn thuộc loại mạnh nhất các sông Miền Trung [10]. Phân đoạn từ thôn Mỹ Lệ đến ngã ba Giao Thủy dịng sơng chảy theo phương Tây Nam – Đông Bắc. Hai bên bờ lộ đá bột kết xen cát kết, sét kết màu đỏ, chiều cao quá mặt nước 1m và có lớp phủ trầm tích bở rời sét pha cát, cát pha sét dày 4÷6m. Mức độ xói lở hai bên bờ trung bình và tăng dần theo chiều xi dịng:

- Thôn Mỹ Lệ (xã Đại Thanh): Bờ trái bị xói từ năm 1999, để lại vách cao 6m, trong đó 3m trên là trầm tích sơng, 3m dưới là đá gốc phong hóa. Chiều dài đoạn xói lở 300m, sâu vào bờ 3÷5m.

- Thơn Phú Long (xã Đại Thắng): Tại đây dịng chảy chia đơi, dịng chính chảy về phía Đơng gây xói lở từng đoạn ngắn ở cả hai bên bờ, tạo vách cao 3m. Tổng chiều dài xói lở là 1.100m.

- Thơn Giảng Hịa (xã Đại Thắng): Xói lở ở bờ trái sông Thu Bồn, dài 400m kéo đến tận cửa sông Vu Gia, tạo vách cao 3m, lộ cát, sét màu xám vàng (ảnh 4.9).

Tại các mặt cắt ngang sông thấy đáy sông bất đối xứng, nước sông chảy tập

trung ở bờ trái (sâu 2,8m, tốc độ dịng chảy trung bình 1,71m/s) và bồi đắp bờ phải

(sâu 0,8m, tốc độ dịng chảy trung bình 0,57m/s)

Tổng chiều dài xói lở 1.800m trên đoạn sơng 12km, hệ số Ke = 15%, tốc độ xói ngang 3÷5m/năm, hiện trạng xói lở bờ sơng ở phân đoạn này thuộc loại trung bình.

2/ Bồi tụ

So với các hoạt động xói lở kể trên thì hoạt động bồi tụ trên các sông lớn trong vùng nghiên cứu xảy ra không nhiều. Theo các tài liệu hiện có [10] đã xác định được

một số khu vực xảy ra hoạt động bồi tụ khá mạnh như khu vực Đại Lãnh ở bờ phải

sông Kôn (ảnh 4.10).

Về mùa nước cạn quan sát dọc các sông lớn thấy rất nhiều bãi bồi lịng sơng (ảnh 4.11), làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giao thông đi lại trong vùng.

Ảnh 4.10: Bãi cát bồi bên bờ phải sông Kôn khu Đại Lãnh [10].

Ảnh 4.11: Các bãi cát bồi trên sông Vu Gia mùa nước cạn [10].

IV.1.3.2. nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ sơng

Xói lở - bồi tụ bờ sông phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là các q trình thuỷ thạch động lực - hình thái của sơng, các tính chất cơ lý của đất đá tạo bờ và các hoạt động nhân sinh. Có thể sơ bộ nêu một vài nguyên nhân chính sau

đây:

- Xói lở rửa trơi do dịng chảy trên mặt, do sóng, thành phần vật chất tạo bờ yếu (cát, bột bở rời).

- Các hoạt động diễn ra ngay trong lòng đất: Đất sét trương nở, co ngót, chênh lệch mực nước, các tác nhân ngoại sinh như mối, chuột,…

- Tác động của dòng chảy sơng suối: Do động năng của dịng chảy, do biến đổi hình thái (ảnh hưởng của các doi cát, uốn khúc, nắn – chia dòng chảy,…)

- Do các hoạt động tân kiến tạo

- Do các hoạt động nhân sinh (chặt phá rừng, phát triển đô thị, giao thơng, chỉnh trị dịng chảy, khai thác cát khơng hợp lý,…)

IV.5.2. Vùng Hàm Tân

IV.5.2.1 Xói lở bờ biển

Đường bờ biển trong khu vực nghiên cứu có dạng khúc khuỷu. Xen kẽ chúng là

các mũi nhô: Kê Gà, núi Nham, mũi Đỏ. Giữa những mũi nhô này là các dải cát trùng

điệp. Các đặc điểm địa hình như vậy đã vơ tình cường hố các tai biến xói lở và gây

khó khăn cho cơng tác khắc phục và xây dựng các cơng trình chống xói lở. Đường bờ

được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích bở rời và chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển

và gió mùa. Vì vậy, tai biến xói lở xảy ra trên diện rộng. Trong những thập niên gần

đây tai biến xói lở đang ngày càng diễn ra phức tạp. Tại đoạn bờ Tân Thuận huyện

Hàm Thuận Nam trong 2 năm 1997 và 1998 có 100 m bờ biển bị sạt lở lấn sâu vào đất liền 30 m. Tại khu vực khu phố 10 thị trấn La Gi xói lở bờ biển đã lấn sâu vào đất liền khoảng 20 m, làm cho nhiều nhà dân ven biển và một số cơ sở chế biến hải sản phải sơ tán. Đoạn bờ biển xã Tân Hải, Tân Thắng hiện nay biển cũng đã lấn sâu vào các cồn cát tạo vách cao từ 2 – 3 m.

Các đặc trưng cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo kết hợp với các yếu tố hải

văn, thuỷ văn đã làm cho bờ biển của khu vực bị xói lở rất mạnh. Chiều rộng biển xâm thực trung bình là 100m, có chỗ lên tới 200 – 300m so với bản đồ UTM 1965, đoạn xói lở thường kéo dài từ vài trăm mét tới trên 1 km. Hoạt động xâm thực này đã để lại các dấu tích là các vách xói lở hoặc các hàng cây bị chết, bị bật gốc rất phổ biến dọc bờ biển. Trong địa phận từ Tiến Thành đến Tân Hải, các khu vực bị xói lở mạnh là bờ biển xã Tiến Thành, bờ biển xã Tân Thành, Tân Thuận (ảnh 4.12). Khu vực bờ từ mũi Núi Nham cho đến cửa Cạn, hoạt động xói lở đã phá huỷ nhiều đoạn bờ đê bao đầm tôm khiến đầm bị bỏ hoang. Đối với khu vực Tân Hải - Tân Thắng, hoạt động xói lở yếu quan sát thấy rất phổ biển từ Tân Hiệp tới Phị Trì, một số đoạn đã phá tới chân bãi triều cao. Hoạt động xói lở mạnh xảy ra tại khu vực cảng La Gi và khu vực phía Tây Nam cảng. Hiện tại, khu vực này đã được gia cố kè để chống xói lở.

Ảnh 4.12: Xói lở lấn sâu vào bờ làm

chết cây trên bờ biển ở Tân Hải

Ảnh 4.13: Cát bay lấn lấp nhà dân bờ trái

Qua bức tranh tổng quát về thực trạng và diễn biến xói lở bờ biển của khu vực ở trên đã cho thấy rằng xói lở bờ biển là một loại tai biến có diễn biến phức tạp, xẩy ra trên quy mô lớn, cường độ mạnh và tập trung vào một số khu vực nhất định và gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và tinh thần của người dân. Nguyên nhân của loại tai biến này rất đa dạng và phức tạp nhưng sơ bộ có thể chia làm 3 nhóm sau:

- Nhóm nguyên nhân nội sinh: Đây là nhóm các nguyên nhân do các chuyển

động kiến tạo, các quá trình nâng hạ tách giãn của vỏ quả đất gây ra. Các hoạt động đứt gãy, dịch trượt hiện đại tạo điều kiện cho các q trình xói lở bờ biển diễn ra

nhanh hơn.

- Nhóm nguyên nhân ngoại sinh: Nhóm nguyên nhân này là tác động tổng hợp của các yếu tố sóng, gió, bão, dịng chảy ven bờ và hiện tượng dâng cao mực nước biển. Cấu trúc đường bờ được tạo nên bằng những vật liệu bở rời, đồng thời hướng của bờ biển là Đông Bắc - Tây Nam nên các yếu tố gió mùa và sóng đóng vai trị chủ đạo trong phá huỷ bờ biển. Trong những thập niên gần đây do ảnh hưởng của hiện tượng nóng nên tồn cầu mà các khối băng của hai cực trái đất bị tan, làm cho mực nước biển dâng cao. Mực nước biển dâng cao sẽ làm cho sóng hoạt động đạt đến một độ cao lớn hơn vì vậy nó dễ dàng phá huỷ các tầng cát cao hơn và xâm thực vào phía trong bờ biển.

- Nhóm ngun nhân do hoạt động nhân sinh: đây là nhóm nguyên nhân đóng vai trị quan trọng trong quá trình thúc đẩy các tai biến xói lở. Các hoạt động nhân sinh trong vùng bao gồm: khai thác khống sản, ni trồng thủy sản, phá rừng phòng hộ và rừng ngập mặn…Kể từ năm 1983 trở lại đây, do hoạt động khai thác khoáng sản của

Cơng ty khai thác khống sản Thuận Hải, đã làm cho bờ biển tại huyện Hàm Thuận

Nam bị xói lở khoảng 20m. Hiện nay, do khơng quản lý được tình trạng khai thác “cát

đen” nên các bậc thềm biển càng bị phá huỷ mạnh mẽ hơn.

IV.5.2.2. Bồi tụ biến động luồng lạch cửa sông ven biển

Q trình bồi tụ mang lại lợi ích như tăng thêm quỹ đất nhưng nó cũng gây ra

nhiều tổn hại đến kinh tế. Tai biến bồi tụ xảy ra tại các vùng cửa sông được chú ý

nhiều bởi những tác hại mà nó gây ra. Tại các cửa La Gi, Hà Lạn tai biến bồi tụ diễn ra khá mạnh, làm nơng hố các vùng cửa sơng hình thành các doi cát ngầm gây cản trở cho tàu thuyền qua lại ngăn cản dòng chảy và cường hoá tai biến lũ lụt. Tại vùng cửa La Gi mấy năm gần đây để giảm thiểu tác hại của hiện tượng bồi tụ địa phương đã cho xây dựng hệ thống kè chống bồi tụ. Tuy nhiên hiệu quả không cao, để khắc phục địa phương phải dùng một tàu có cơng suất lớn nạo vét thường xuyên vùng cửa sông này.

Tại cửa Hà Lạn, hoạt động bồi tụ xảy ra đã làm cho cửa sơng có dạng cổ chai, tàu

thuyền khơng thể ra vào cảng ngoại trừ các thuyền nhỏ vài CV và các mủng. Người dân địa phương gần cửa đang vận động khai thông cửa, mở cửa lạch mới cách cửa cũ khoảng 300m về phía Đơng Bắc để tầu thuyền có thể ra vào cửa.

Ngun nhân chính của tai biến bồi tụ và biến động luồng lạch là sự tác động qua lại của sóng, gió, hoạt động nâng hạ và một phần là hoạt động nhân sinh.

Một nguyên nhân đóng vai trị quan trọng gây sự dịch chuyển cửa sông khu vực là cấu trúc địa chất và các hoạt động tân kiến tạo. Kết quả khảo sát Địa vật lý đã khẳng

hoạt động trong Holocen. Chính do hoạt động của các đứt gãy này mà các cửa sơng

trong khu vực đang có xu thế được nâng lên. Từ các hoạt động nội sinh này đã tác

động đến làm các cửa sông trong khu vực càng có diễn biến phức tạp

IV.5.2.3. Cát di động

Cát di động chỉ trở thành tai biến khi chúng vượt qua khỏi khu vực tự nhiên lấn sâu vào khu vực đồng ruộng và định cư của dân. Vùng nghiên cứu là vùng đất khô nóng lượng mưa tương đối thấp. Gió thổi từ biển vào có thể mang một lượng lớn vật liệu cát di chuyển vào sâu trong đất liền, tạo nên hiện tượng cát bay. Cấu trúc của các tầng cát ven biển có lực liên kết yếu nên khi có dịng nước chảy qua cấu trúc các tầng cát bị phá huỷ tạo nên hiện tượng cát chảy.

Dải bờ biển của khu vực nghiên cứu chủ yếu được tạo nên bởi các cồn cát và

đụn cát trắng, rất ít thực vật bao phủ chỉ đạt khoảng từ 10 - 16 %. Qua số liệu khí

tượng thuỷ văn cũng cho ta thấy khu vực có hai hướng gió thịnh hành là Tây Nam và

Đơng Bắc, tốc độ gió có thể đạt lớn nhất 18 m/s. Thêm nữa lượng mưa trong khu vực

có cao hơn các khu vực lân cận về phía Bắc một chút nhưng vẫn thấp đặc biệt là về các tháng đầu năm và cuối năm (dưới 10mm). Tất cả những điều kiện đó tạo điều kiện cho tai biến cát bay dễ dàng xảy ra trong khu vực. Hoạt động này cũng đang được cường hoá do các q trình khai thác khống sản, làm đầm ni tơm, chặt phá rừng chắn gió… trong khu vực.

Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ,

phần lớn đầm nuôi được đào trên nền cát, hệ thống bờ đầm được làm sơ sài nên dễ bị sạt lở khi trời mưa, các chất thải đáy đầm sau mỗi vụ nuôi được nạo vét và chất từng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)