II.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 42 - 43)

- Tầng cấu trúc Mesozoi: Tham gia vào tầng cấu trúc này bao gồm các đá magma của phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Phan Rang, Cù Mông và các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đắc

II.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN THẾ GIỚ

Trên phạm vi toàn cầu, các vấn đề nghiên cứu tai biến thiên nhiên nói chung và

tai biến địa chất nói riêng cũng đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu từ rất sớm, đặc

biệt từ những năm 60 trở lại đây. Sự quan tâm không chỉ bởi các tổ chức chính phủ mà cịn có sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ (NGOS). Khối cộng đồng chung Châu Âu (EC), Văn phòng Trợ giúp Phát triển Quốc tế Australia (AIDAB), Văn phòng Trợ giúp Thiên tai nước ngoài của Mỹ (OFDA’s US), các tổ chức Quốc tế thuộc Tổ chức Liên hiệp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Tổ chức cứu trợ giảm nhẹ thiên tai LHQ (UNDRO) và nhiều tổ chức khác đã đầu tư nhiều công sức và tài chính nhằm điều tra, nghiên cứu các tai biến thiên nhiên, tai biến địa chất đề ra các biện pháp giảm thiểu

hậu quả do chúng gây ra không chỉ ở các nước phát triển mà còn triển khai ở nhiều

nước đang phát triển.

Từ 1960, UNESCO đã cam kết đề xuất các biện pháp giảm nhẹ các rủi ro bởi

các tai biến địa chất, hỗ trợ cho các nghiên cứu về tai biến khí tượng thủy văn. Có thể nói UNESCO đã thành cơng trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên, tai biến địa chất, giảm nhẹ thiên tai ở nhiều quốc gia.

Năm 1972, UNDRO ra đời đánh dấu một nấc mới cho sự phát triển của các

nghiên cứu tai biến thiên nhiên. Vai trị chính của UNDRO là hỗ trợ cho các quốc gia trong hệ thống LHQ về quản lý thiên tai, bao gồm các chương trình phối hợp cứu trợ thiên tai và giảm nhẹ thiên tai.

Trong giai đoạn cuối những năm 80, giai đoạn phát triển vũ bão của nền khoa

học kỹ thuật và sự tăng nhanh dân số trên toàn cầu, loài người phải đương đầu với

những thách thức lớn về môi trường và bảo vệ môi trường. Dưới tác động của môi trường tự nhiên cũng như xã hội, Trái đất trong quá trình vận động của mình đã, đang và sẽ tiếp tục gây tác động (tiêu cực cũng như tích cực) tới hoạt động sống của chúng

ta. Một trong những tác động đó là các tai biến thiên nhiên do chúng gây ra. Đứng

được sự quan tâm mạnh mẽ hơn nữa trên tồn cầu. Chính lý do này mà LHQ đã chọn

thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX là “Thập kỷ Quốc tế về giảm nhẹ thiên tai thiên nhiên”. Đây là một giai đoạn mà lồi người trên tồn thế giới đã có một ý thức rất cao về các vấn đề thiên tai thiên nhiên, trong đó có các TBĐC.

Các quốc gia Châu Á và Đông Nam Á cũng rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu TBĐC và giảm nhẹ thiên tai. Từ năm 1994 đến nay Nhật Bản chủ trì dự án “Lập bản

đồ tai biến thiên nhiên khu vực Đông Á” và hàng năm đều tiến hành các cuộc hội nghị,

hội thảo về vấn đề tai biến nói chung và giảm nhẹ thiên tai (Tokyo, 1994; Bắc Kinh, 1996; Tsukuba, 1998; Subic, 2000).

Tại cuộc hội thảo về "Lập bản đồ tai biến thiên nhiên khu vực Đông Á" tổ chức năm 1996 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) Tiến sỹ Trần Văn Trị đã trình bày khái quát tình hình nghiên cứu TBĐC ở Việt Nam cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - tai biến địa chất ba vùng phong thổ, nông sơn, hàm tân tỷ lệ 1-50.000 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)