Chương 3 : QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và phân tích các thơng tin về hiện trạng của tổ chức. [7]
1.2 Chức năng
35
Chức năng định hướng: Quy định phương hướng và tính chất hoạt động cho đối
tượng
Chức năng bảo đảm: Có đủ các nguồn lực cần thiết để đối tượng vận hành theo
những phương hướng đã vạch ra, đảm bảo tính khả thi của quyết định
Chức năng phối hợp: Xác định mối quan hệ, vai trị và vị trí của các bộ phận khác
nhau tham gia vào việc giải quyết vấn đề, phối hợp và ràng buộc các hoạt động của những bộ phận đó về thời gian và khơng gian
Chức năng pháp lệnh: Một quyết định khi ban hành ln phải có tính bắt buộc
bằng các mệnh lệnh hành chính đối với đối tượng phải thi hành, đồng thời nó cũng phải đảm bảo tính động viên, khuyến khích đối tượng tham gia với một tinh thần tự giác nhất
1.3 Yêu cầu
Quyết định quản trị phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tính khoa học: Quyết định phải có căn cứ, có cơ sở, có thơng tin, có thể lý giải được,
phù hợp với các quy luật khách quan.
Tính thống nhất: Quyết định phải tuân thủ theo mọi quy định, thể chế chung, tránh tạo
ra các mâu thuẫn hoặc phải loại bỏ lẫn nhau giữa các quyết định. Các quyết định phải đảm bảo tính ổn định tương đối, tránh gây khó khăn phiền hà cho các cấp thực hiện.
Tính pháp lý: Quyết định phải đúng thẩm quyền, hợp pháp, đòi hỏi cấp dưới phải thực
hiện.
Tính định hướng: Quyết định phải thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ
chức và phải có địa chỉ rõ ràng, tránh tình trạng cùng một quyết định nhưng những người thực hiện có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Tính cụ thể: Quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể, chi tiết và quy định rõ thời
gian thực hiện.
Tính tối ưu: Quyết định phải vừa chính xác, vừa có hiệu quả tốt nhất.