LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Quản trị học (Trang 32 - 33)

Chương 2 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ

3. LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

Hệ thống là tập hợp của các yếu tố có mối quan hệ phụ thuộc và liên quan với nhau. Quá trình sản xuất tại hãng xe Toyota như là một hệ thống với các nhân viên, các nhóm làm việc, các bộ phận được liên kết để đạt được mục tiêu của tổ chức. Ngoài ra, một tổ chức cũng có mối liên hệ với những nguồn lực bên ngồi như nhà cung ứng, khách hàng và các cổ đơng.

Có hai loại hệ thống: hệ thống đóng và hệ thống mở. Một hệ thống đóng giới hạn sự tương tác trong mơi trường của nó. Trong khi đó, một hệ thống mở lại có sự tương tác với mơi trường bên ngồi.

Quan điểm hệ thống về quản trị đã đưa ra một cách tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề phát sinh trong tổ chức là phân tích vấn đề theo một thể thống nhất các đầu vào, q trình chuyển hóa, đầu ra, sự phản hồi vào mơi trường (Hình 2.1)

Hình 2.1 Tổng quan hệ thống của tổ chức [9]

Cùng với việc áp dụng mạnh mẽ và rộng rãi lý thuyết hệ thống để xác định rõ các đầu vào, quá trình chuyển hóa và các đầu ra trước khi ra quyết định là sự phát triển các

Môi trường Tổ chức Đầu vào Q trình chuyển hóa Đầu ra

26

phương pháp định lượng để trợ giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Các kỹ thuật định lượng có bốn đặc điểm cơ bản sau:

 Trọng tâm chủ yếu là phục vụ cho việc ra quyết định, giải pháp tốt nhất là nhờ các kỹ thuật phân tích định lượng

 Lượng hóa các tiêu chuẩn kinh tế để có hành động lựa chọn quyết định tối ưu, như lượng hóa chi phí, doanh thu, tỷ lệ hồn vốn đầu tư và những tác động của thuế…

 Dùng các mơ hình tốn học để tìm giải pháp tối ưu

 Cần có máy điện tốn

Lý thuyết hệ thống và định lượng quản trị thịnh hành trong hai thập niên 1970 và 1980. Những người đề xướng lý thuyết này chủ trương sử dụng các kỹ thuật định lượng thông qua sự hỗ trợ của máy điện toán để phục vụ cho việc lựa chọn quyết định tối ưu. Tuy nhiên lý thuyết này cũng có các ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

 Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác

 Đóng góp rất lớn vào việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động

Nhược điểm

 Sử dụng các công cụ ra quyết định quá phức tạp và địi hỏi người sử dụng phải có trình độ chun mơn rất cao

 Khó áp dụng trong các chức năng tổ chức, lãnh đạo

Một phần của tài liệu Quản trị học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)