NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Quản trị học (Trang 83 - 85)

Chương 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm

Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định là quá trình tác động đến con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sàng, nhiệt tình thực hiện những nhiệm vụ được giao. [10] Có nhiều cách hiểu khác nhau về lãnh đạo:

 Lãnh đạo là tìm cách ảnh hưởng đến người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

 Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước.

 Lãnh đạo là tác động đến người khác, truyền cảm hứng, khơi dậy lòng nhiệt huyết của họ đối với công việc, tổ chức và những người xung quanh.

77

Trong các khái niệm này đều có chung quan điểm cho rằng lãnh đạo chính là chỉ huy hay tác động đến người khác để đạt được mục tiêu. Muốn chỉ huy người khác, nhà quản trị phải “đi trước” tức là thấy trước được vấn đề phải giải quyết theo hướng nào. Đồng thời muốn lôi cuốn người khác thực hiện nhiệm vụ, trong nhiều trường hợp nhà quản trị cần

làm trước để noi gương cho người khác theo sự chỉ huy của mình. Có thể nói vai trị của

nhà quản trị như là một nhà lãnh đạo khi họ đưa tổ chức tiến về phía trước và lơi cuốn những người khác đi theo mình để cùng đạt mục tiêu. Điều này chỉ có được khi nhà quản trị đủ năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp khiến người khác tin tưởng và ủng hộ. Đó là người đầy nhiệt huyết, hội đủ hai chữ “tâm” và “tài”. Những phẩm chất và kỹ năng cần có ở họ có thể là:

 Chính trực

 Nhất quán

 Kiên định

 Đáng tin cậy

 Quan tâm đến người khác

 Sáng tạo và chấp nhận rủi ro

 Biết lắng nghe

 Tin tưởng vào người khác

 Công bằng trong đánh giá con người

Có một số tác giả đã làm cho người ta có cảm tưởng rằng lãnh đạo là một từ đồng nghĩa với quản trị. Điều này không đúng. Ta thấy những nhà lãnh đạo khơng chỉ có trong hệ thống thứ bậc quản trị, mà cịn có cả trong những nhóm cơng việc khơng chính thức khác. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản trị được trình bày như sau: ”Lãnh đạo là một phần

của quản trị, nhưng khơng phải là tồn bộ công việc quản trị… Lãnh đạo là năng lực thuyết phục những người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định. Chính yếu tố con người mới gắn kết một nhóm lại với nhau và thúc đẩy nó hướng đến các mục tiêu. Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định chỉ là những cái kén nằm im cho đến khi nhà lãnh đạo khơi dậy một động lực trong con người và dẫn dắt họ hướng đến các mục tiêu.”[9]

1.2 Vai trị

Con người là nhân tố đóng vai trị rất quan trọng trong quản trị một tổ chức. Các mục tiêu và nhiệm vụ của quản trị chỉ có thể đạt được thơng qua con người. Hay nói một cách đầy

78

đủ hơn, hiệu quả của quản trị chỉ đạt được nếu huy động được sự nỗ lực, nhiệt tình và tích cực của con người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Sự nỗ lực ấy chỉ có được khi nhà quản trị biết lãnh đạo nhân viên và động viên họ đúng mức. Nếu nhà quản trị không quan tâm đến nhân viên, không hỗ trợ họ trong công việc và đời sống, cũng như khơng tạo điều kiện thuận lợi cho họ hồn thành nhiệm vụ, điều này sẽ dẫn đến sự thờ ơ, kém nhiệt tình với mục tiêu chung và chắc chắn hiệu quả của quản trị sẽ không thể đạt được.

Vì lẽ đó, lãnh đạo là một chức năng rất quan trọng trong quản trị mà nhà quản trị cần hiểu và nắm được những vấn đề cơ bản để vận dụng vào thực hành quản trị. Có thể nói trong tất cả các nhiệm vụ quản trị thì quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị con người.

Một phần của tài liệu Quản trị học (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)