QUẢN TRỊ BẰNG MỤC TIÊU (MANAGEMENT BY OBJECTIVES – MBO)

Một phần của tài liệu Quản trị học (Trang 58 - 59)

Chương 4 : CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

4. QUẢN TRỊ BẰNG MỤC TIÊU (MANAGEMENT BY OBJECTIVES – MBO)

4.1 Khái niệm

Quản trị bằng mục tiêu là cách quản trị thông qua việc mọi thành viên, bộ phận tự mình xác định mục tiêu, tự mình quản lý và thực hiện các mục tiêu mà họ đề ra. [7]

Đặc tính cơ bản của quản trị bằng mục tiêu là mỗi thành viên trong tổ chức tự nguyện ràng buộc và tự cam kết hành động trong suốt quá trình quản trị bằng mục tiêu, từ hoạch định đến kiểm tra.

4.2 Trình tự tiến hành Bước 1: Đề ra mục tiêu Bước 1: Đề ra mục tiêu

Nhà quản trị cấp cao xác định những mục tiêu, chiến lược dài hạn cho tồn cơng ty và phân bổ các mục tiêu chủ yếu cho từng bộ phận. Sau đó, nhà quản trị cấp trung đề ra mục tiêu cho bộ phận mình. Và cuối cùng, đến lượt các nhân viên trong công ty tự đề ra mục tiêu cá nhân trong phạm vi mục tiêu mà các cấp quản trị đã đề ra trên cơ sở thảo luận với cấp trên trực tiếp của mình về các điều kiện để hồn thành mục tiêu đó. Mục tiêu cá nhân được từng nhân viên đề ra, cam kết với cấp trên và được cấp trên thông qua. Ở bước này cấp trên đóng vai trị là cố vấn.

Bước 2: Thực hiện mục tiêu

Cấp trên cung cấp những điều kiện và phương tiện tốt nhất để cấp dưới chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cấp dưới cần tranh thủ sự hiểu biết và giúp đỡ của cấp trên. Vì thế, địi hỏi cấp dưới phải báo cáo phần cơng việc mà mình đang thực hiện cho cấp trên biết.

Bước 3: Kiểm tra và điều chỉnh

Mỗi nhân viên có trách nhiệm tự kiểm sốt, theo dõi và đo lường sự thực hiện mục tiêu của chính mình. Cấp trên định kỳ kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn hoặc sai lệch để kịp thời thực hiện những biện pháp điều chỉnh thích hợp giúp cấp dưới thực hiện mục tiêu tốt hơn, khơng nhằm mục đích đánh giá, kết luận.

Bước 4: Tổng kết và đánh giá

52

4.3 Tác dụng

Thống nhất giữa mục tiêu tổ chức và mục tiêu các thành viên. MBO có thể giúp cho

cơng việc hoạch định của nhà quản trị là xác định mục tiêu của tổ chức xác đáng hơn. MBO làm cho mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân đạt được sự thống nhất.

Kiểm soát dễ hơn, tạo cơ sở khách quan để thưởng phạt. Việc xác định hệ thống mục

tiêu rõ ràng sẽ làm cho công việc kiểm tra thuận lợi – đo lường kết quả và điều chỉnh các sai lệch so với kế hoạch để đảm bảo đạt mục tiêu.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên, bộ phận. Việc cùng tham gia quản

trị doanh nghiệp giúp nhân viên hiểu rõ hơn mục tiêu của tồn tổ chức, từ đó phấn đầu hồn thành mục tiêu cá nhân/ bộ phận.

Tạo cơ hội cho các thành viên phát triển năng lực của mình. Mọi nhân viên được

tham gia thực sự vào việc đề ra mục tiêu cho chính mình. Họ có cơ hội đưa ra ý kiến đóng góp vào các chương trình kế hoạch của tổ chức. Họ hiểu được quyền hạn tự do sáng tạo và phát huy tính chủ động của họ, đồng thời họ có thể nhận được sự giúp đỡ tích cực từ cấp trên để hoàn thành mục tiêu.

Một phần của tài liệu Quản trị học (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)