Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 28 - 33)

Mơ hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 cơng ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra ngun nhân vì sao nhiều cơng ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts.Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie. Ma trận SWOT được lập với hình thức ở bảng dưới đây:

Bảng 1.4: Ma trận SWOT để hình thành chiến lược

Phân tích SWOT Cơ hợi (O)

O1O2 O2 O3 O4 Nguy cơ (T) T1 T2 T3 T4 Điểm mạnh (S) S1 S2 S3 S4 Phối hợp S-O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Phối hợp S-T

Sử dụng điểm mạnh để vượt qua mối đe dọa

Điểm yu (W) W1 W2 W3 W4 Phối hợp W-O

Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

Phối hợp W-T

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh mối đe dọa

Để phát triển chiến lược dựa trên mơ hình phân tích SWOT, chúng ta phải tổng hợp kết quả đánh giá cơ hội (Opportunities), nguy cơ (Threats) và điểm

Ngun Phóc Hëng – Luận văn thạc

sỹ QTKD

mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) để kết hợp các yếu tố này thành các nhóm phương án chiến lược cho doanh nghiệp.

Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của Cơng ty, cịn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngồi, SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST ( Political, Economic, Social, Technological analysis), mơ hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngồi trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và cơng nghệ. Phân tích theo mơ hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo ḷn để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

Một ma trận SWOT gồm 9 ơ, trong đó có 4 ơ chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T), 4 ô chiến lược (SO,WO, ST, WT) và 1 ô luôn để trống.

Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau : - Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính

- Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngồi cơng ty - Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh yếu

- Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của nội bộ doanh nghiệp - Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT, chiến lược này nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ đe dọa từ bên ngồi.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sü QTKD

- Strengths: Lợi thế của mình là gì ? Cơng việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì ?

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Cơng việc nào mình làm kém nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngồi. Người khác có thể nhìn thấy điểm yếu mà bản thân mình khơng thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà sốt lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội nào mới khơng. Cũng có thể làm ngược lại, rà sốt các điểm yếu của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những địi hỏi đặc thù về cơng nghệ có nguy cơ gì với cơng ty hay khơng? Có vấn đề gì về nợ q hạn hay dịng tiền? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa cơng ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Mơ hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của cơng ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths and Weaknesses) và bên ngồi (Opportunities and Threats) cơng ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.

Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa cơng ty, hình ảnh

cơng ty, cơ cấu tở chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.

Các yếu tố bên ngồi cần phân tích có thể là : Khách hàng, đối thủ cạnh

tranh xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, cơng nghệ mới, mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị và pháp luật.

*Nhận xét về ma trận SWOT:

- Ưu điểm:

Ngun Phóc Hëng – Ln văn thạc

sỹ QTKD

+ Ma trận SWOT phân tích tương đối hồn chỉnh sự kết hợp các yếu tố

bên trong và bên ngồi của doanh nghiệp để hình thành các chiến lược.

+ Có thể giúp doanh nghiệp đề xuất những giải pháp chiến lược trên cơ sở phân tích mơi trường kinh doanh.

- Nhược điểm:

+ u cầu một lượng thơng tin đầy đủ và chính xác về việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp.

+ Chỉ giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp có thể lựa chọn chứ khơng giúp họ lựa chọn được các chiến lược kinh doanh tốt nhất.

1.2.2.4. Xây dựng các giải pháp chiến lược (chiến lược chức năng) để thựchiện các phương án chiến lược hiện các phương án chiến lược

Bước này tập trung đưa ra các giải pháp thực hiện các chiến lược đã lựa chọn. Các giải pháp phải được cụ thể hoá bằng các biện pháp cụ thể với các tính tốn hiệu quả kinh tế và kế hoạch thực hiện của từng giải pháp.

- Giải pháp về Marketing; - Giải pháp về công nghệ;

- Giải pháp về tổ chức quản lý nguồn nhân lực; - Giải pháp về tài chính;

- Giải pháp về tái cấu trúc lại DN, nâng cao chất lượng cơng tác quản trị.

TĨM TẮT CHƯƠNG I

Phần nội dung trên, tác giả đã trình bày khái quát lý thuyết về lý luận chiến lược kinh doanh: khái niệm, vai trò, yêu cầu chiến lược kinh doanh và các loại chiến lược kinh doanh; đồng thời cũng nêu rõ nội dung và trình tự để hoạch định chiến lược kinh doanh: sứ mệnh, mục tiêu; phân tích mơi trường kinh doanh; mơ hình để lựa chọn phương án chiến lược và các giải pháp nguồn lực (chiến lược chức năng) để thực hiện các phương án chiến lược đối với doanh nghiệp. Những nội dung này sẽ làm cơ sở lý luận cho việc phân tích và xây dựng chiến lược cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX 1 ở các chương tiếp.

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sü QTKD

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINHDOANH CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1 - VINACONEX 1 DOANH CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1 - VINACONEX 1 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 –VINACONEX 1

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX 1) là doanh nghiệp hạng I – thành viên hạch tốn độc lập thuộc Tởng cơng ty cở phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX .,JSC), có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002982 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 06/10/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 18/03/2009, hoạt động trên địa bàn cả nước.

Trụ sở Cơng ty: Tồ nhà VINACONEX 1 - D9 - Đường Khuất Duy Tiến – phường Thanh Xuân Bắc – quận Thanh Xuân – TP Hà Nội;

Tên viết tắt: VINACONEX 1;

Tên giao dịch quốc tế: The Construction Joint – Stock Company No1; Mã số chứng khoán: VC1; Website: http://www.vinaconex1.com.vn; Điện thoại: 84- 4-3.8544057; 3.8543205; 3.8548360; Fax:3.8541679; Khẩu hiệu của Công ty (Slogan): “Vươn tới những tầm cao” ;

Công ty được thành lập ngày ngày 16 tháng 11 năm 1973 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ xây dựng.

Năm 1977 Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng.

Năm 1984, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ký quyết định số196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 - trực thuộc Bộ xây dựng.

Năm1991 Công ty đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc BXD. Ngày 15 tháng 4 năm 1995, Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - nay là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam. Khi đó Cơng ty có tên giao dịch là: Cơng ty xây dựng số 1, viết tắt là Vinaconco1.

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sỹ QTKD

Thực hiện chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29 tháng 8 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 1173/QĐ-BXD về việc chuyển đổi Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt nam thành công ty cổ phần mang tên mới là Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX 1).

Thực hiện quyết định số 158/QĐ-TTGDCK ngày 24-4-2009 của Trung tâm Giao dịch chứng khốn Hà Nội, ngày 14/5/2009 cở phiếu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 – mã chứng khốn VC1 – đã chính thức được niêm yết trên sàn Hà Nội và chính thức trở thành Cơng ty đại chúng, thành viên thứ 183 của sàn Hà Nội.

Vừa qua, ngày 14 tháng 8 năm 2009, sau 3 lần tăng vốn Cơng ty cở phần xây dựng số 1 có vốn điều lệ 74 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà nước chiếm ~55% do Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VINACONEX làm đại diện. Phần cịn lại do các cở đông là các cá nhân và thể nhân nắm giữ.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã thi cơng nhiều cơng trình trên tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng, ở mọi qui mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam. Các lĩnh vực cụ thể được liệt kê chi tiết trong “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103002982 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 06/10/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 18/03/2009”.

Hiện tại, Công ty đang hoạt động tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực thuộc ngành xây dựng và là thế mạnh truyền thống của Công ty, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w