Phân tích ảnh hưởng của tốc đợ tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 40 - 41)

- Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng là tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

2.2.1.1. Phân tích ảnh hưởng của tốc đợ tăng trưởng GDP

Việc Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã mở ra những cơ hội phát triển mới, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ được sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế (như nguồn vốn ODA, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…) đưa nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, cụ thể:

- Năm 2006 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 8,17% (kế hoạch tăng 8%). Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 3,4%; của ngành công nghiệp và xây dựng là 10,37%; của ngành dịch vụ là 8,29%. GDP bình qn đầu người là 799 USD.

- Năm 2007 tởng sản phẩm trong nước GDP tăng 8,48% (kế hoạch tăng 8,2% - 8,5%). Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4 % tổng sản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra là 40% GDP và tăng 15,8% so với năm 2006). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt khiêm tốn ở mức 6,23%, thấp hơn 2,25% so với năm 2007, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,23%, khu vực dịch vụ

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sü QTKD

tăng 7,2%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2008 tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh 7%. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2009 có thể xuống mức 4,75%. Tuy nhiên trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.

Nguồn: Thơng cáo báo chí – Tổng cục thống kê

Tại Nghị quyết của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 12 kết thúc vào ngày 19- 6-2009, Quốc hội khẳng định đồng tình với đánh giá của Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2008 và 4 tháng đầu năm năm 2009: Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư, giải quyết việc làm, thu ngân sách... gặp nhiều khó khăn và giảm sút. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ nhiều năm trước. Do đó Quốc hội nhất trí điều chỉnh mục tiêu tởng quát của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009. Cụ thể: điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 khoảng 5%, chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%, chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu 3%, mức bội chi ngân sách nhà nước không quá 7% GDP.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ online ra ngày 02/8/2009

Như vậy, kinh tế xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2009 tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng đang phát triển nhanh dần và có dấu hiệu phục hồi khá nhanh. Các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng bước đầu đã phát huy tác dụng, nhiều cơng trình, dự án đầu tư quan trọng đang được tập trung đầu tư. Mức độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay khẳng định Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn.

Với nhận định như trên, Công ty cổ phần xây dựng số 1 trong chiến lược của mình đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để đón nhận một chu kỳ tăng trưởng mới của nền kinh tế thời kỳ “hậu khủng hoảng”. Đó là: duy trì mức độ phát triển sản xuất hợp lý trong ngắn hạn; đồng thời chuẩn bị nguồn lực, tiền đề cho bước mở rộng, phát triển sản xuất với tốc độ cao và bền vững khi kinh tế nước ta và kinh tế thế giới hồi phục.

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w