Nguồn cung cấp công nghệ thiết bị

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 72 - 76)

- Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản: Đây thực chất la hoạt động

d. Nguồn cung cấp công nghệ thiết bị

Việc mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như việc gia nhập WTO đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội tiếp thu lựa chọn cơng nghệ, thiết bị mới, đồng thời có nhiều doanh nghiệp

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sü QTKD

tham gia sản xuất, chế tạo thiết bị thi công chuyên ngành cho các đơn vị xây lắp, giúp cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung, Cơng ty nói riêng có nhiều điều kiện lựa chọn, ứng dụng công nghệ- thiết bị thi công hiện đại cho phép Công ty tham gia vào các cơng trình lớn, điều kiện kỹ tḥt phức tạp hơn. Nhưng do điều kiện năng lực tài chính hạn hẹp, doanh nghiệp buộc phải tính tốn chi tiết bài tốn kinh tế, thời gian thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư. Điều kiện, thời điểm tốt nhất để đầu tư là khi doanh nghiệp có dự án lớn, có hợp đồng lớn, cần nhu cầu thiết bị. Để giải quyết vấn đề này ngoài mong muốn, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Vừa qua, từ Quí I-II/2009, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ bù lãi suất cho việc mua sắm trang thiết bị. Đây là cơ hội tốt, Công ty VINACONEX 1 cũng đã tận dụng và được hưởng lợi từ chính sách hấp dẫn này.

Một yếu tố cũng làm ảnh hưởng đến việc đầu tư công nghệ là thủ tục xét duyệt đầu tư. Tại thời điểm khi các đơn vị lập báo cáo phương án đầu tư là công nghệ tiên tiến, sau khi được phê duyệt, tìm được nguồn tiền thì cơng nghệ khi lập dự án đã lạc hậu. Dẫn đến gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp vì mua phải cơng nghệ cũ nếu vẫn theo như báo cáo lập dự án ban đầu, hoặc phải tăng tổng mức đầu tư nếu muốn mua công nghệ mới.

Yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố quyết định đó là sự nhanh nhạy, quyết đoán và dám đầu tư của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hoạt động trang cấp, đầu tư xe máy thiết bị thực chất là hoạt động căn bản trong chiến lược dài hạn. Có thể trong ngắn hạn, trong báo cáo đầu tư, việc mua sắm thiết bị chỉ đạt được hiệu quả nhất định song kết quả đạt được đôi lúc lại vượt xa khỏi các con số dự kiến đó. Nguyên nhân được xác định là do yếu tố thương hiệu, yếu tố năng lực cạnh tranh mà phần lớn từ năng lực thiết bị, chất lượng sản phẩm vơ hình mang lại cho doanh nghiệp.

Tóm lại: Áp lực của các nhà cung cấp/ thầu phụ đối với Công ty là rất

lớn, vì tài chính của Cơng ty khơng phải lúc nào cũng thoả mãn hết các yêu cầu được.Việc lựa chọn cho mình nhà cung cấp/ nhà thầu phụ phải dựa trên nhiều tiêu chí, đảm bảo hiệu quả, tối ưu trong từng hoàn chảnh, điều kiện cụ thể.

2.3.5. Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế

Sản phẩm trong ngành xây dựng là các cơng trình cơng cộng, cơng trình

nhà ở, trụ sở văn phịng, các nhà máy, đường sá, cầu cảng… Đã có lúc chúng ta ngộ nhận sản phẩm xây dựng là loại sản phẩm khơng có sản phẩm thay thế. Tuy

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sü QTKD

nhiên thực tế khơng hồn tồn như vậy. Như chúng ta đã biết những năm 80 của thế kỷ trước, một loạt các chung cư lắp ghép cao từ 3-5 tầng ra đời với ưu thế và sứ mệnh quan trọng lúc bấy giờ trong các khu tập thể của các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phịng...vv. Tương tự trong ngành xây dựng cầu đường cũng vậy, trước đây chúng ta chủ yếu thi công các cây cầu thép tổ hợp theo công nghệ Pháp, hệ kết cấu ổn định, bền vững...vv. Tuy nhiên đến ngày nay các sản phẩm nêu trên – một thời được coi là tiến bộ của khoa học công nghệ trong xây dựng, đã lỗi thời; thay vào đó là các chung cư cao tầng (khoảng từ 18 đến 60 tầng) với diện tích căn hộ từ 120m2 đến trên 300m2 đã dần thay thế những căn hộ kiểu 18, 36m2..., được triển khai thi công với công nghệ và qui trình hồn tồn khác. Những cây cầu thi công theo công nghệ đúc hẫng, cầu dây văng vượt nhịp gấp cả chục lần các cây cầu trước đây.

Rõ ràng, sản phẩm xây dựng với diện mạo mới, yêu cầu mới, cơng năng tiện ích mới ln ln là áp lực thay thế các sản phẩm đã có trước đó. Vì vậy, để tồn tại và trụ vững trên thị trường, Công ty phải không ngừng nghiên cứu đầu tư chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường với giá thành hạ, tiện ích tốt để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi có cùng lĩnh vực hoạt động.

2.3.6. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ở nước ta, những năm gần đây đã xuất hiện một số các Công ty lớn, các Tổng công ty Nhà nước trong ngành xây dựng đã có đủ khả năng, đủ mạnh để tham gia cạnh tranh để thực hiện các dự án tổng thầu cấp quốc gia với qui mơ nhiều nghìn tỷ. Tuy nhiên nhìn vào thực trạng đại đa số các doanh nghiệp trong ngành xây dựng của chúng ta nói chung và Cơng ty cở phần xây dựng số 1 – VINACONEX 1 nói riêng cịn rất khó cạnh tranh, bắt kịp được với các Tập đoàn xây dựng nước ngoài hiện đang tham gia vào thị trường xây dựng của nước ta trong các phân khúc dạng cao cấp, dự án có qui mơ lớn. Những dự án này phần lớn thuộc về các tập đoàn xây dựng của Nhật, Hàn Quốc, Trung quốc. Đây là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và là đối thủ rõ nét trong thời gian tới đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và Cơng ty nói riêng – hiện tại chúng ta chủ yếu tham gia, hợp tác với họ thông qua hợp đồng thầu phụ, khi mà những cam kết của Việt nam với lộ trình vào WTO có hiệu lực, vì :

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sỹ QTKD

+ Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài đã quen thuộc với quy tắc cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, có kinh nghiệm quản lý phong phú và chế độ quản lý nội bộ doanh nghiệp chặt chẽ đối với những dự án có mức độ rủi ro lớn, quy mô đầu tư lơn, hàm lượng kỹ tḥt cao, cơng trình phức tạp nên một số dự án tương đối lớn của đất nước như cơng trình xây dựng dầu khí, giao thơng, năng lượng, kết cấu hạ tầng… phần nhiều được doanh nghiệp nước ngoài nhận thầu và thắng thầu.

+ Doanh nghiệp xây dựng nước ngồi có năng lực đầu tư mạnh, đa số có uy tín tốt trên thị trường quốc tế, có năng lực giúp đỡ chủ cơng trình về đầu tư hơn các doanh nghiệp trong nước.

+ Doanh nghiệp xây dựng nước ngồi có năng lực tài chính tốt, đóng vai trị là cơng ty chủ thầu chính trong các dự án. Cịn đại đa số doanh nghiệp xây dựng trong nước không đủ tiền vốn, cơ chế quản lý lạc hậu thì chỉ giữ vai trị thầu phụ.

+ Doanh nghiệp xây dựng nước ngồi có mối quan hệ hợp tác rất tốt với các chủ đầu tư trên thế giới.

+ Doanh nghiệp xây dựng nước ngồi có ưu thế kỹ thuật cao rõ rệt ở nhiều lĩnh vực, cơ chế sử dụng nhân tài hợp lý, đãi ngộ tiền lương cao, thu hút được nhiều nhân tài trong nước. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước phải đứng trước thử thách: nạn cán bộ kỹ thuật giỏi bỏ đi làm cho doanh nghiệp nước ngồi.

Bên cạnh đó, việc chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp cổ phần không do Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối sẽ tham gia mạnh mẽ, sâu rộng hơn vào thị trường. Với các ưu điểm bộ máy gọn nhẹ, cơ chế quản lý đơn giản, có mối quan hệ cá nhân tốt hơn với các cấp chính quyền địa phương, cho nên khi tham gia đấu thầu các cơng trình, đầu tư vào các dự án, họ đơi khi cũng có những lợi thế hơn.

Tóm lại: Qua việc phân tích hai loại đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nêu trên

cho thấy, Cơng ty cần có những hoạch định, chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, có đủ sức để “thi thố” với các đối thủ tiềm ẩn trong thời gian tới.

2.4. PHÂN TÍCH NỘI BỘ CƠNG TY

Khi tiến hành hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị ngoài việc đánh giá các nhân tố bên ngoài để xác định các cơ hội và nguy cơ ảnh

Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc

sỹ QTKD

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn phải đặc biệt quan tâm xem xét các nhân tố bên trong doanh nghiệp để từ đó đánh giá được những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp mình để đưa ra các chiến lược phù hợp phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.

2.4.1. Phân tích hoạt đợng Marketing

2.4.1.1. Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng sản xuất chủ yếu (products)

Trong suốt 36 năm qua, đội ngũ cán bộ, công nhân viên qua nhiều thế hệ của Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã và đang thi cơng xây dựng nhiều các cơng trình dân dụng, các cơng trình cơng nghiệp. đóng góp lớn mang tầm dấu ấn lịch sử của ngành xây dựng nước nhà, cụ thể các lĩnh vực đã trải qua:

Bảng 2.7: Thời gian hoạt đợng trong các lĩnh vực kinh doanh chính

Thể loại xây dựng chủ yếu Thời gian hoạt động (năm)

 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 36

 Đầu tư và kinh doanh bất động sản 10

 Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng 30

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w