- Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng là tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài.
2.2.1.5. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoà
Ngun Phóc Hëng – Ln văn thạc
sỹ QTKD
Trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp về nhiều mặt, Đại hội Đảng X đã xác định : “Phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Thời gian qua, đầu tư nước ngồi đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng. Nhiều ngành cơng nghiệp mới, quan trọng đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngồi như cơng nghiệp dầu khí, sản xuất lắp ráp ơtơ, xe máy. Nhiều ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhờ đóng góp phần lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như cơ khí, thép, xây dựng, cơng nghiệp nhẹ ...vv.
Theo Thơng cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2008, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt tiếp tục đạt kết quả cao. Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngồi được cấp phép mới với tởng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới thời điểm đó. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Tuy nhiên, bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự suy thối kinh tế có dấu hiệu nặng nề hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng, đạt thấp. Cụ thể, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến 19/6/2009 đạt 8,9 tỷ USD, giảm 77,4% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký 4,7 tỷ USD của 306 dự án được cấp phép mới (giảm 86,7% về vốn và giảm 65,6% về số dự án); vốn đăng ký bổ sung 4,2 tỷ USD của 68 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 4 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ 2008.
Với mảng sáng đậm trong tổng thể bức tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của những năm trước đây, đặc biệt ấn tượng và lập kỷ lục là vào các năm 2007, 2008. Rõ ràng giai đoạn đó đã từng là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
Ngun Phóc Hởng Luận văn thạc
sü QTKD
nói riêng. Việc tăng trưởng vốn FDI chính là cơ hội việc làm, cơ hội hợp tác, cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh, cơ hội đổi mới công nghệ, cơ hội thay đổi cung cách quản lý, cơ hội tái cấu trúc lại doanh nghiệp ...vv theo hướng tiếp cận với khoa học công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới.
Tuy nhiên với mảng tối, sám trong thời kỳ suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay, việc chững lại của các nhà đầu tư nước ngoài đã tác động tiêu cực rất lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam. Ngành xây dựng là một trong các ngành chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất; Đối với Công ty cổ phần xây dựng số 1, từ chỗ triển khai đồng loạt hàng chục dự án lớn vốn đầu tư nước ngoài đồng thời trong năm 2008, thì trong 6 tháng đầu năm 2009 hầu như khơng triển khai dự án lớn nào trong loại hình vốn này. Rõ ràng tác động tiêu cực từ đại suy thối kinh tế tồn cầu đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta; đồng thời cũng ảnh hưởng xấu đáng kể đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân của chúng ta, trong đó có ngành xây dựng. Cơng ty cở phần xây dựng cũng là một trong các doanh nghiệp chịu sự tác động tiêu cực này.
Tuy nhiên, những tháng gần đây của Quí III/2009, một số Nhà đầu tư đã quay lại tiếp tục đầu tư vào nước ta. Nguyên nhân được xác định là do nền kinh tế tồn cầu đã có dấu hiệu dần hồi phục, kinh tế trong nước của chúng ta đã có những bước khởi sắc; bước đầu chính sách kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng...vv của chính phủ đã phát huy tác dụng. Từ đó sức thu hút, hấp thụ vốn của nước ta đã tốt lên rất nhiều, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển.
Tóm lại, giai đoạn đã qua, với việc tăng trưởng vốn FDI nhanh là cơ hội vàng cho sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp trong đó có Cơng ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX 1. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những tác động tiêu cực từ việc giảm đột ngột mức đầu tư của dòng vốn này – hệ luỵ tất yếu từ cuộc đại suy thối kinh tế tồn cầu đã và sẽ còn gây ra những tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng.