Nhà cung cấp vốn

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 69 - 70)

V. Yếu tố kinh tế hội nhập

a. Nhà cung cấp vốn

Để có thể trúng thầu (nhất là các cơng trình lớn) và hồn thành khối lượng xây lắp đúng tiến độ yêu cầu đặt ra của các Chủ đầu tư, Công ty phải dựa vào vốn vay của Ngân hàng. Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đởi mới cơ chế cho vay, đa dạng hoá sản phẩm, tạo được thuận lợi cho các doanh nghiệp. Vốn vay để thi cơng các cơng trình chủ yếu là vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), lãi suất cao, áp lực trả nợ nhanh, trong khi đó việc quyết tốn,

Ngun Phóc Hởng Luận văn thạc

sü QTKD

thu hồi vốn trong xây lắp thường chậm (nhất là vốn ngân sách), đây là điểm yếu

của tất cả các doanh nghiệp làm xây dựng của nước ta trong thời gian qua.

Nhiều cơng trình khi tính tốn trúng thầu thì có lợi nḥn, khi quyết tốn xong thì lỗ, thậm chí có doanh nghiệp lao đao phá sản.

Để đáp ứng vốn cho lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, mua sắm, xây dựng nhà xưởng, Công ty phải sử dụng hai nguồn vốn chính:

- Vốn huy động từ thị trường chứng khốn thơng qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Với cách huy động vốn này có ưu điểm là khơng phải trả lãi vay, an toàn, chủ động; tuy nhiên việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán cũng chỉ đáp ứng được một mức độ nhất định vì cịn phụ thuộc vào ý kiến biểu quyết của Đại hội đồng cở đơng và cịn phụ thuộc vào khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Thêm nữa chi phí vốn cho loại hình vốn này khơng được xác định là một loại phí – vì chi trả cở tức lấy nguồn từ lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích nộp đầy đủ các loại quĩ theo qui định của pháp luật.

- Vốn có được từ nguồn vay trung hạn (3 năm) và dài hạn (5 năm) từ các ngân hàng; tỉ lệ vay thường từ 70-80% tổng mức đầu tư, với lãi suất thoả thuận (trừ những ngành nghề được Nhà nước ưu đãi hỗ trợ). Điều này cũng tạo ra một áp lực tài chính rất lớn cho doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi mỗi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phải mất ít nhất từ 3- 5 năm mới có thể đạt điểm hồ vốn, trong khi với thời gian đó doanh nghiệp phải trả hết nợ vay và lãi trong quá trình đầu tư cho Ngân hàng.

Để hoàn toàn chủ động nguồn vốn, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp cần có kiến thức về tài chính nhất định, có những quyết sách linh hoạt, phù hợp theo điều kiện thực tế diễn biến của nền kinh tế thì mới có thể có được lời giải tối ưu cho bài tốn vốn đối với doanh nghiệp trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể.

Một phần của tài liệu Chien luoc vinaconex 2010 2015 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w