Chiến lược con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 80)

Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng

3.2 Định hướng xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing du lịch

3.2.3.5 Chiến lược con người

tiến hỗn hợp để giới thiệu sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện ở “3 thiếu”: Thiếu tri thức, thiếu tính chun nghiệp, thiếu văn hố ứng xử của người làm du lịch và còn tụt hậu rất xa so với các điểm đến du lịch trong khu vực và trên thế giới. Theo kết quả khảo sát cho thấy Marketing con người của du lịch Dalat (Ka = 3.38) nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Con người làm nên thương hiệu và thương hiệu chính là yếu tố làm nên nét văn hóa riêng biệt của tổ chức, khách du lịch sẽ là người bỏ tiền ra không phải để mua sản phẩm mà là thưởng thức những giá trị văn hóa đó. Nói cách khác, một thương hiệu nổi tiếng hứa hẹn mang lại cho khách du lịch sự tin cậy thì chủ nhân làm lên thương hiệu này phải là người đáng tin tưởng. Và văn hóa của một tổ chức được xem như yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của thương hiệu, văn hoá với tư cách là yếu tố của mơi trường Marketing ảnh hưởng tồn diện đến các vấn đề có tính chất chiến lược trong Marketing như: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, thị trường mục tiêu, các chiến lược, quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát và hoạt động Marketing; trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

Du lịch là một ngành kinh tế địi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, yêu cầu trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp hết sức cao. Do vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về du lịch cũng như trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên làm du lịch nói chung và đội ngũ làm cơng tác marketing du lịch nói riêng đang là thách thức hiện nay đối với ngành du lịch Dalat - Lâm Đồng. Ngoài tiêu chuẩn ngoại ngữ là hàng đầu, nhân viên du lịch còn phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn: Là người có tri thức, có tính chun ngihệp và văn hố ứng xử. Tính tri thức thể hiện ở thái độ biết mình, biết người, hiểu lịch sử dân tộc, phong tục tập quán truyền thống địa phương,

chính sách nhà nước cũng như hiểu được tập quán, lịch sử các nước trên thế giới. Ngoài ra, nhân viên du lịch cịn phải tinh thơng nghiệp vụ, ứng xử có văn hố, văn minh vì du lịch là bộ mặt của một địa phương, một quốc gia, dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 80)