Chức năng, hiệu suất Marketing du lịch Dalat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

Mơ hình 3.2 : Giải pháp giá trị khách hàng

2.2 Thực trạng Marketing du lịch của Thành phố Dalat

2.2.2 Chức năng, hiệu suất Marketing du lịch Dalat

Viện Kinh doanh của IBM, quan niệm rằng “tương lai của Marketing không phải là “một” chức năng của doanh nghiệp, mà là “cái” chức năng của doanh nghiệp”. Marketing cơ bản đến nỗi khơng thể chỉ coi nó là một chức năng riêng biệt bên trong nội bộ…nó là, đầu tiên, bình diện trung tâm của tồn ngành khi nhìn từ quan điểm của khách hàng. Quan tâm và trách nhiệm đối với Marketing là phải xuyên suốt mọi lĩnh vực, chưa bao giờ, các khái niệm "Marketing" lại "nóng" như hiện nay. Ở Dalat, các cơng ty bắt đầu khởi động, “vùng vẫy” và đã có những tín hiệu lạc quan đầu tiên. Sự nỗ lực của ngành Du lịch địa phương và sự hỗ trợ của các cấp, ban, ngành liên quan trong các hoạt động giao lưu, hợp tác, xúc tiến quảng bá du lịch, trong sự chuẩn bị đón tiếp, phục vụ du khách và trong chính sự nỗ lực của mỗi người dân để tạo ra một hình ảnh du lịch Thành phố thời gian qua là đáng khích lệ. Đây cũng là thời điểm quyết định để giành thị phần trên "sân nhà"; theo đó, các hình thức tiếp thị trực tiếp sẽ được sử dụng nhiều nhằm khắc phục tầm nhìn hẹp "ăn xổi" trong tiếp thị như hiện nay.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm nhiều cơng ty quảng cáo, dịch vụ tiếp thị nước ngoài nhảy vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, một yêu cầu lớn là các nhà cung cấp dịch vụ Marketing nội địa phải liên kết lại thành những nhóm liên hồn nếu muốn tồn tại. Tuy nhiên, khả năng liên kết này hiện rất yếu và khó cải thiện trong tương lai gần. Bởi vì, trong những năm gần đây khi hoạt động du lịch của một số nước trong khu vực đặc biệt sôi động, đã tác động rất lớn đến nhận thức của các nhà quản lý du lịch cả ở tầm vĩ mô và vi mô của nước ta về vai trò của Marketing trong du lịch. Nhưng các hoạt động Marketing du lịch Dalat hiện nay chưa qui mơ và cịn thiếu tính chuyên nghiệp cao. Để

định hướng thành cơng, cần có vai trị lãnh đạo cấp cao nhằm đảm bảo hướng toàn bộ

doanh nghiệp vào du khách, đối thủ cạnh tranh và môi trường đang thay đổi. Trước mắt hãy xem bức tranh của du lịch Dalat trong thời gian qua như thế nào?

2.2.2.1 Thị trường khách du lịch:

Bảng 2.1 : Số lượng du khách đến Lâm Đồng (1995 - 2006) Lượt khách Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế

Số lượng % Tăng so với năm trước Số lượng % Tăng so với năm trước Số lượng % Tăng so với năm trước 1995 550,000 20.5 485,000 21.3 65,000 15.1 1996 605,120 10.0 539,120 11.2 66,000 1.5 1997 600,000 -0.8 529,099 -1.9 70,901 7.4 1998 600,000 0.0 535,000 1.1 65,000 -8.3 1999 603,000 0.5 533,000 -0.4 70,000 7.7 2000 710,000 17.7 640,420 20.2 69,580 -0.6 2001 803,000 13.1 725,000 13.2 78,000 9.86 2002 905,000 12.7 820,000 13.1 85,000 8.97 2003 1.150,000 27.1 1.085,000 32.3 65,000 -23.5 2004 1.350,000 17.4 1.264,000 16.5 86,000 16.5 2005 1.560,972 15.6 1.460,300 15,5 100,600 17.1 2006 1.848,000 18.4 1.751,000 19.9 97,000 - 3.4

(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)

Nhận xét: Theo bảng thống kê có thể nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lâm Đồng trong những năm qua nhìn chung ngày càng tăng nhưng khơng ổn định.

¾ Khách du lịch quốc tế: Năm 2000 và 2003 số lượng khách quốc tế vào Lâm

Đồng có suy giảm do nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp xảy ra. Năm 2005 khách du lịch quốc tế đã vượt ngưỡng 100 nghìn lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 3,35% (1,37% từ1996 - 2000 và 7,15% từ 2001 - 2006). so với cả nước đạt 3%. Kết quả phân tích thị trường các năm 2005 và 2006 cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng thì số khách Mỹ, Pháp,Úc tiếp sau là Anh, Đài Loan, Canada, Nhật, Hà Lan, Hàn quốc, Singapore…chiếm tỷ trọng lớn.

¾ Khách du lịch nội địa: Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng, nhất là những năm gần đây. Nguyên nhân cơ bản là chính sách giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch khách nội địa đạt 15,64% (đạt 7.3% so với cả nước). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách này đạt xấp xỉ 18%, với những ưu thế nội tại và nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mới trong tương lai gần. Hy vọng khách nội địa sẽ đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của du lịch Dalat.

2.2.2.2 Doanh thu từ du lịch: Số ngày lưu trú bình qn của du khách tại Dalat cịn thấp, song mức chi tiêu bình quân khá cao so với mức trung bình của cả nước. Vấn

đề ở chỗ, nhiều du khách vẫn cho rằng Dalat hiện không chỗ để xài tiền do chưa có nhiều loại hình cao cấp lơi cuốn, kích thích họ ở lại lâu hay đi thường xuyên hơn.

Bảng 2.2 : Tình hình thu nhập du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006) Năm Tổng số

(lượt khách)

Doanh thu

(tỷ đồng)

Doanh thu xã hội

(tỷ đồng) so với năm trước% Tăng trưởng

1995 550.000 120 217 46,5 1996 605.120 135 244 12,5 1997 534.430 138 249 2,20 1998 580.000 168 303 21,7 1999 603.000 172 310 2,30 2000 700.000 197 355 14,5 2001 803.000 240 482 22,0 2002 905.000 378 634 57,5 2003 1.150.000 430 920 13,8 2004 1.350.000 552 1215 28,4 2005 1.560.900 570 1405 32,6 2006 1.848.000 771 1660 35,2

(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)

Nhận xét: Doanh thu từ các dịch vụ du lịch tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thực tế cơ cấu thu nhập chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65 - 75% tổng doanh thu). Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí ...ở mức khiêm tốn (từ 25% - 35%). Đây là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng. Theo điều tra thăm dò ý kiến của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, cơ cấu chi tiêu trung bình của một khách du lịch quốc tế chi 40 USD/ngày trong đó 23 USD cho dịch vụ lưu trú, 12 USD cho ăn uống, mua sắm... Khách du lịch nội địa chi 400.000 đồng/ngày trong đó 250.000 đồng cho lưu trú, 70.000 đồng cho ăn uống, còn lại là chi khác...

Bảng 2.3 : GDP du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006) Đơn vị tính: Triệu USD Chỉ tiêu 1995 2000 2004 2005 2006

Tổng GDP của ngành du lịch tỉnh 13,58 18,27 54,52 55.8 55.7 Tỷ lệ so với GDP cả tỉnh (%) 6,98 5,67 12,02 15.5 17.6

(Nguồn: Số liệu hiện trạng của Sở TM - DL Lâm Đồng)

Nhận xét: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2005

chú ý là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng 13,14%, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ (12,9%), trong đó ngành du lịch (31,43%).

2.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Bảng 2.4 : Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lâm Đồng 1995 - 2006 Hạng mục 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hạng mục 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số CSLT 524 301 273 379 384 400 434 550 679 680 725

Tổng số phòng 5.300 3.574 3.733 4.295 4.482 4.800 5.300 7.000 7.826 7.850 >10.000

Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, phân theo chủ sở hữu Năm 2000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chủ sở hữu

K.Sạn Phòng K.sạn Phòng K.sạn Phòng K.sạn Phòng

Doanh nghiệp NN 52 1080 31 875 47 1326 54 1570

Doanh nghiệp TN 285 2857 417 5068 585 5231 836 6847

100% vốn nước ngoài 2 184 1 43 2 98 3 148

Liên doanh trong nước 2 82 2 212 4 405 10 985

Công ty cổ phần 2 51 5 87 7 125 9 150

Khác 61 316 29 285 25 245 35 300

(Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Lâm Đồng)

Nhận xét: Hiện nay, khách sạn Dalat - Lâm Đồng đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao mới có

52/665 khách sạn (1 đạt 5 sao; 5 đạt 6 sao; 2 đạt 3 sao; 16 đạt 2 sao; và 28 đạt 1 sao chiếm 7,8%) với 1.666 phòng (chiếm 20%)...Con số này quá khiêm tốn so với nhu cầu dịch vụ cao cấp ở một trung tâm du lịch lớn như Dalat. Quy mô hầu hết là vừa và nhỏ, chỉ có 4 khách sạn có trên 100 phịng (Novotel; Rex - Dalat; Sài gòn - Dalat; Ngọc Lan). Nhìn chung chất lượng của các khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Cơng suất sử dụng phịng còn thấp, năm 2000 chỉ đạt 35%, đến năm 2006 đạt 58%. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo khu vực không đồng đều.

2.2.2.4 Lao động trong ngành du lịch:

Bảng 2.5 : Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm Đồng Năm Năm Loại Lao động 2001 2002 2003 2004 2005 2006 %Tăng trưởng Tổng số 7.800 8.700 9.600 12.500 13.200 16.000 21,2 - LĐ trực tiếp 2.800 3.000 3.400 4.500 4.700 6.000 27,6 - LĐ do Sở quản lý 5.000 5.700 6.200 8.000 8.500 10.000 17,6

(Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Lâm Đồng)

(Phụ lục 9: Các số liệu khác từ 1995 - 2006 liên quan về du lịch Dalat)

Nhận xét: Trong những năm qua, lao động trong ngành du lịch của Lâm Đồng không ngừng được tăng lên (khối khách sạn, nhà hàng 65%, khối lữ hành 4,2 %, còn lại

lĩnh vực dịch vụ khác). Tỷ lệ lao động bình qn/phịng khách sạn năm 2006 là 0,6 (mức trung bình cả nước là 1,4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu. Những năm trước đây, lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay đã có sự thay đổi đáng kể thành phần lao động trong ngành du lịch, trong đó lao động trong khối doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số, cụ thể là: Lao động trong Nhà nước chiếm 35,7%, cơ sở liên doanh chiếm 10,9% và các doanh nghiệp tư nhân chiếm 53,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)