Hình ảnh cạnh tranh du lịch giữa các Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Quan điểm chung 3,1 3,2 3,1 2,1 2,1 1,9 2,1 2,3 2,2

Thông tin và dịch vụ 2,8 3,2 3,1 2,1 2,5 2,4 2,3 2,4 2,5 Mức độ thân thiện 2,4 2,5 1,8 2,5 2,7 2,8 2,6 2,6 2,9

Ngoại ngữ 3,2 3,3 3,1 2.8 2.5 2.0 1.8 2.3 2.2

Các cơng trình kiến trúc 2,4 3,1 2,9 2,2 2,4 2,1 2,0 2,4 2,2

Cơ sở hạ tầng 3,1 3,4 3,4 2,3 2,4 2,2 2,2 2,5 2,5

Chi phí sinh hoạt 2,2 1,7 1,8 3,0 3,1 3,0 3,3 2,8 2,8

Chỗ ở/khách sạn 2,8 2,6 3,2 2,0 1,7 1,6 1,5 1,9 1,7

Hoạt động giải trí 2,8 2,8 3,2 2,0 2,5 2,3 2,1 2,4 2,8

Mua sắm 2,9 3,2 3,1 2,2 2,4 2,3 2,0 2,1 2,5

Ẩm thực 2,5 2,8 2,5 2,6 2,6 2,3 2,5 2,6 2,3

Ơ nhiễm mơi trường 2,9 3,3 2,9 3,1 3,2 3,5 3,1 3,2 3,4 An toàn cho du khách 2,6 2,8 2,4 2,5 3,1 3,1 2,8 2,5 2,8

Giao thông 3,1 3,1 3,2 2,6 2,8 3,3 2,4 3,0 2,8

Địa điểm du lịch 2,6 3,4 2,8 2,3 2,7 2,5 2,3 2,6 2,9

(Nguồn: Điều tra theo chương trình của Uỷ ban nhân dân TP.HCM về đề tài “Thực trạng và giải pháp Marketing Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2003)

Đồng thời qua phiếu thăm dò, khảo sát thực tế mới đây cũng có kết quả tiến bộ hơn, cho thấy:

¾ Ưu thế: Khách du lịch trong nước cho rằng Dalat là một Thành phố xinh đẹp.

Dalat có những thay đổi tích cực về cơ sở hạ tầng. So sánh với các Thành phố du lịch khác trong nước, Dalat có thể cạnh tranh về loại hình du lịch sinh thái và tham quan cảnh quan thiên nhiên cùng các phương diện như mua sắm thuận tiện, chi phí sinh hoạt, an tồn cho du khách, giao thông, địa điểm du lịch... Khi đến viếng thăm Dalat họ đều đi kèm theo thân nhân bạn bè, và đa số đều muốn trở lại khi có cơ hội. Cịn du khách nước ngồi cho rằng Dalat là một Thành phố thơ mộng và thân thiện. So sánh với nhiều nơi trên thế giới Dalat có những ưu thế về chi phí sinh hoạt, mức độ thân thiện, hệ sinh thái...

¾ Hạn chế: Khách du lịch trong nước cho rằng các Thành phố du lịch khác trong

nước có tính chun nghiệp cao hơn và tiện nghi sinh hoạt tốt hơn Dalat. Dalat còn kém hoặc khơng có khả năng cạnh tranh về nhiều phương diện như thông tin, dịch vụ phục vụ, cơ sở hạ tầng sinh hoạt. Du khách nước ngoài cho rằng Dalat có điểm yếu so với các Thành phố trong khu vực như ngôn ngữ giao tiếp, ô nhiễm môi trường... Phần lớn các doanh nghiệp du lịch Dalat chưa thật sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, trong khi đó cịn có những tư tưởng thụ động, trơng chờ khách đến mới đón tiếp; chưa chủ động tham gia vào các chương trình hành động chung của ngành để tạo sức mạnh tổng hợp.

Bảng 2.9 : Ma trận về hình ảnh cạnh tranh của du lịch Dalat trong khu vực Đối thủ

Đalat Nha TrangTP.HCMĐà Nẵng Vũng Tàu

T T Yếu tố hấp dẫn Xác định sức mạnh Marketing thành công Trọng số

HạngĐiểm Hạng Điểm HạngĐiểmHạngĐiểmHạng Điểm

1 Thị trường mục tiêu, phân khúc 0.10 3 0.30 2 0.20 3 0.30 3 0.30 2 0.20 2 Tiềm năng du lịch phong phú 0.15 4 0.60 2 0.30 3 0.45 2 0.30 3 0.45 3 Chất lượng dịch vụ,giá thành 0.10 2 0.20 2 0.20 3 0.30 3 0.30 3 0.30 4 Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu 0.15 3 0.45 3 0.45 3 0.45 2 0.30 3 0.45 5 Cường độ cạnh tranh,lợi nhuận 0.10 2 0.20 4 0.40 4 0.40 3 0.30 4 0.40 6 Khả năng công nghệ thông tin 0.05 2 0.10 3 0.15 4 0.20 3 0.15 3 0.15 7 Chiến lược ng/cứu phát triển 0.05 3 0.15 3 0.15 4 0.20 3 0.15 3 0.15 8 Hiệu năng quản trị, Marketing 0.15 2 0.30 3 0.45 3 0.45 3 0.45 3 0.45 9 Tính thời vụ, đa dạng hố SP 0.10 2 0.20 3 0.30 4 0.40 3 0.30 2 0.20 10 Những tác động mơi trường

(XH,Chính trị,luật pháp, thuế) 0.05 3 0.15 2 0.10 2 0.10 2 0.10 2 0.10

Tổng cộng : 1,00 2.65 2.60 3.15 2.55 2.75

(Nguồn: Điều tra theo chương trình của Uỷ ban nhân dân TP.HCM về đề tài “Thực trạng và giải pháp Marketing Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2003)

Đồng thời qua phiếu thăm dò, khảo sát thực tế mới đây cũng có kết quả đều hơn, cho thấy:

Khơng kể Hà nội, đứng thứ nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, thứ hai là Vũng Tàu, tiếp đến là Nha Trang và du lịch Dalat chỉ hơn các tỉnh miền trung cịn lại một ít nhưng khơng chắc chắn. Ngồi Hồ Chí Minh là Thành phố lớn, năng động và có sức mạnh về mọi phương diện, thì các Thành phố khác thực tế một số lĩnh vực tiềm năng và lợi thế có thể chưa bằng Dalat, nhưng khả năng cạnh tranh của họ vẫn được cải thiện không ngừng.

Đây là vấn đề mà ngành du lịch Dalat cần nghiêm túc học hỏi và thẳng thắn tự kiểm

điểm lại mình (có lẽ điều quan trọng và khác biệt nhất chính là nhận thức và cơ chế tư duy về chiến lược du lịch, trong đó có kinh nghiệm hoạt động Marketing).

2.3.3.2 Nhìn nhận hình ảnh cạnh tranh: Hiện nay, chất lượng và sức cạnh tranh

của Lâm Đồng nói chung cịn thấp. Mặc dù các hoạt động dịch vụ du lịch tăng lên đáng kể nhưng một số cơng trình, dự án chậm được hình thành…chưa tạo được tiền đề vững chắc để phát triển trong tương lai, du lịch nghĩ dưỡng, hội nghị chậm được thể hiện.

Bảng 2.10 : So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận và các trung tâm du lịch lớn trong nước (Ngàn lượt)

Năm Tỉnh, Thành phố Loại khách du lịch 1996 1999 2000 2003 2004 2005 2006 % Tăng trưởng Khách quốc tế 66,0 70,0 69,58 65,0 86,0 100,6 97,0 - 3,4% Khách nội địa 539,12 533,0 640,42 1085,0 1264,0 1460,0 1751,0 19,9% Lâm Đồng (1) Tổng số khách 605,12 603,0 710,0 1150,0 1350,0 1561,0 1848,0 18,4% Khách quốc tế 109,0 101,8 118,8 164,0 190,0 282,0 323,0 14,5% Khách nội địa 281,0 242,7 278,7 461,0 520,0 675,0 757,5 12,2% Khánh Hòa Tổng số khách 390,0 344,5 397,5 625,0 710,0 957,0 1088,5 13,7% Khách quốc tế 3,7 3,9 12,7 8,6 10,4 13,4 15,8 17,9% Khách nội địa 27,5 35,1 64,2 95,3 165,9 185,0 215,0 16,2% Ninh Thuận Tổng số khách 31,2 39,0 76,9 103,9 176,3 198,4 230,8 16,3% Khách quốc tế 7,2 23,8 40,0 115,0 102,0 150,0 250,8 67,2% Khách nội địa 49,3 99,4 420,0 1350,0 1398,0 1274,6 1450,0 13,7% Bình Thuận Tổng số khách 56,5 123,2 460,0 1465,0 1500,0 1324,6 1700,8 28,4% Khách quốc tế 925,0 975,0 1100,0 1302,0 1580,0 2000,0 2300,0 15,0% Khách nội địa 1128,0 1600,0 2000,0 1917,3 2500,0 3200,0 3500,0 9,3% Thành phố HCM Tổng số khách 2053,0 2575,0 3100,0 3219,3 4080,0 5200,0 5800,0 11,5% Khách quốc tế 352,0 380,0 500,4 931,0 1300,0 1109,6 1210,0 10,9% Khách nội địa 700,0 1050,0 2100,0 2850,0 4500,0 5300,0 6250,0 17,9% Hà nội Tổng số khách 1052 1430 2600,4 3781,0 5800,0 6409,6 7360,0 14,8%

( Nguồn:(1) Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng - Các số liệu khác: ITDR)

(Phụ lục 10: Các số liệu so sánh về du lịch Dalat với các Thành phố khác)

Nhận xét: Nếu so với tỉnh phụ cận là Bình Thuận thì tốc độ tăng trưởng về khách

đến Lâm Đồng thấp hơn, do tỉnh này điểm xuất phát thấp; nhưng tăng trưởng của Dalat cũng đạt mức vượt các tỉnh khác.

Số ngày lưu trú của khách quốc tế đến Lâm Đồng thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tuy nhiên đối với khách nội địa thì chỉ số này vào loại cao (2,5 ngày). Như vậy, Lâm Đồng cần phải đầu tư làm đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sức hấp dẫn.

2.3.3.3 Định hướng cạnh tranh: Nằm kề với địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế

phía Nam (Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Vũng Tàu), là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Dalat; Lâm Đồng có nhiều cơ hội tăng trưởng nguồn khách du lịch quốc tế đến từ các khu vực trên. Dalat có thể nói là điểm du lịch núi với loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng sinh thái hấp dẫn vào bậc nhất hiện nay. Dalat xứng đáng là một điểm son rực rỡ trên bản đồ du lịch Đông Nam Á. Tuy nhiên, để phát huy được những lợi thế trên, du lịch Dalat cần có các giải pháp gắn liền với các chiến lược cạnh tranh, mở rộng và tìm kiếm thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập.

Được sự quan tâm của Trung ương và chính quyền địa phương, cơng tác đầu tư

phát triển du lịch đã được cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2001 - 2005, ngành du lịch đã nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch thuộc 12 dự án, tính từ 2003 đến nay có hơn 61 dự án đầu tư phát triển khu du lịch được tỉnh cho chủ trương lập dự án để đầu tư... Tuy nhiên, mức độ đầu tư so với dự báo chỉ đạt khoảng 5% nhu cầu. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phát triển ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua.

Với chủ trương tăng tốc và đột phá, du lịch Dalat cần nhanh chóng khơi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống độc đáo, hấp dẫn. Tập trung cao độ để khắc phục tính ì trong các hoạt động hỗ trợ du lịch hiện nay, như: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hố, tuy có phong trào nhưng có lúc cịn mang tính hình thức, cơng tác quản lý các dịch vụ văn hóa cũng chưa được chặt chẽ, xây dựng văn minh đơ thị chưa có chiều sâu, thiếu toàn diện và chuyển biến chưa rõ nét. Quản lý các hoạt động lễ hội, di tích, thắng cảnh thiếu nề nếp, tình trạng người xin ăn và một số tệ nạn xã hội còn phát sinh phức tạp khơng lường trước mà chưa có hướng khắc phục triệt để. Chương trình phát triển du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch xanh, thể thao, công viên vui chơi giải trí và phát huy phong cách người Dalat chưa có kết quả như dự tính.

Thái độ đối với định hướng các chiến lược phát triển du lịch bền vững Dalat còn chậm đổi mới so với xu thế hội nhập. Các giải pháp đón đầu để nắm bắt vận hội, né tráng các mối đe dọa từ bên ngồi cịn rời rạc, thiếu liên kết nên tính khả thi thấp. Chính vì vậy, định hướng chiến lược Marketing Dalat sẽ là một trong những công việc đầu tiên phải sớm được thực hiện làm kim chỉ nam cho mọi chiến lược hành động khác.

Kết luận chương hai

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Marketing du lịch, những tiêu chuẩn và nguyên tắc cũng như những quy trình nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing du lịch của Dalat. Qua đúc kết kinh nghiệm của các địa phương có điều kiện tương đồng thuộc vùng, khu vực và trên thế giới để liên hệ với Dalat, nhằm xây dựng các chiến lược giải pháp hữu hiệu. Khẳng định, Du lịch là ngành kinh tế đang được xã hội quan tâm, là ngành dịch vụ cao cấp và có tính đặc thù riêng vừa có tính chất chung của loại hình kinh doanh dịch vụ vừa là ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và đất nước. Việt nam là điểm đến an toàn, thân thiện đối với du khách quốc tế. Riêng du lịch Dalat đã và đang có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm theo chiều hướng thuận lợi.

Tuy nhiên, con đường phát triển du lịch Việt nam cũng như du lịch Dalat trong những năm sắp tới cịn là một bài tốn phức tạp. Mặc dù, với những tiền đề sẵn có cùng sự cố gắng nổ lực đáng khích lệ bước đầu đã đạt một số thành tựu nhất định, tuy nhiên so với mặt bằng chung thì có dấu hiệu chững lại, cịn nhiều vấn đề bất cập, biểu hiện của sự tự phát, nóng vội, thiếu ổn định và tiềm ẩn những nguy cơ mà mặt trái của ngành du lịch thường mang lại đó là sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và mức độ xâm hại đến các tài nguyên nhân văn khó có thể tái tạo.

Để tạo ra sự bước đột phá, tăng tốc cho du lịch Dalat cịn cần cả một q trình thực hiện đồng loạt các chiến lược cùng các giải pháp hữu hiệu kèm theo như: Qui hoạch, thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, cải tạo môi trường và cơ chế quản lý. Nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch sao cho tiết kiệm được chi phí và cơng sức mà hiệu quả thiết thực nhất, đồng thời ứng phó trước những thách thức nảy sinh. Đó là những vấn đề cần quan tâm mà chương 3 sẽ tập trung giải quyết, với nội dung có tính tư duy chiến lược, nhằm góp phần nâng cấp du lịch Lâm Đồng lên một tầm cao mới. Chiến lược này sẽ tập hợp những quyết định và hành động hướng vào mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của ngành du lịch Dalat được phát huy đáp ứng với những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.

Chương ba:

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020

Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, Việt Nam xếp hạng 6/10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016. Trong những năm gần đây, chúng ta đã nhìn thấy và có thể dự đoán được sự tăng trưởng của khách du lịch trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Điều này cũng báo hiệu trước cho các nhà kinh doanh và các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến thị trường du lịch một cuộc cạnh tranh mới gay go và quyết liệt hơn. Làm thế nào để đón đầu hiện tượng đó cùng những biện pháp hữu hiệu trước những cơ hội sinh lợi này?

Với tất cả những gì hiện hữu, Dalat có đầy đủ căn cứ để liệt vào hàng đô thị di sản, bởi Dalat là một đô thị du lịch trọn vẹn đầu tiên có qui hoạch kể từ khi được thành lập. Nhưng ngoài những thách thức khách quan, những yếu kém chủ quan của ngành cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển du lịch của Dalat.

3.1. Quan điểm, mục tiêu chiến lược Marketing du lịch

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat: Một trong những yếu

tố quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng mạnh trên thế giới. Các địa phương đang liên tục đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.

Đề án điều chỉnh qui hoạch tổng thể đến năm 2020 đã xác định Dalat là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của cả nước, đặt biệt khu du lịch Đankia - Suối vàng sẽ là một trong bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng …hiện nay, Dalat đang tập trung đầu tư phát triển đô thị, tôn tạo cảnh quan môi trường với qui mô lớn để sớm được phê duyệt nâng cấp thành Thành phố trực thuộc Trung ương, xây dựng Dalat trở thành Thành phố xanh - sạch - đẹp của cả nước và là đô thị du lịch cấp quốc tế. Dalat phấn đấu là Thành phố du lịch sinh thái mà cả thế giới biết và tìm đến để đầu tư, xây dựng và thưởng ngoạn. Với tinh thần này, du lịch Dalat đã có được cái nhìn mới:

“Du lịch Lâm Ðồng sẽ phát triển nhanh theo hướng hiện đại và dân tộc,

trong đó Dalat là trung tâm đáp ứng nhu cầu du lịch - nghỉ dưỡng của cả nước”

Hoạt động du lịch Dalat đã khởi sắc và đang sinh động hẳn lên, khách du lịch bốn phương đổ về nghỉ mát tăng lên đột biến, có những thời điểm du khách lên đến hơn 10.000 lượt/ngày. Trong làn gió đổi mới, khách ngoại quốc và người Việt Nam ở nước ngoài đến Dalat tăng dần theo thời gian. Cho nên, du lịch Dalat sẽ đi vào chiều sâu, xây dựng một phong cách đồng nhất mang tính đặc thù, riêng biệt độc đáo mà các nơi khác khơng có để tạo nên một sức hút lớn. Nhằm xây dựng Dalat xứng đáng là trung tâm du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 50)