Nhu cầu lao động cụm du lịch Dalat và phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Hạng mục Nhu cầu cho đối tượng Đơn vị tính 2010 2015 2020 Khách du lịch Phòng 13.700 20.300 28.150

Nhu cầu cho khách quốc tế Phòng 820 1.200 1.650

Khách sạn

Nhu cầu cho khách nội địa Phòng 12.880 19.100 26.500

Tổng cộng Người 53,430 97,440 152,010

Lao động trực tiếp Người 17,810 32,480 50,670

Lao động

Lao động gián tiếp Người 35,620 64,960 101,340

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

Bảng 3.7 : Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Lâm Đồng: 2010 -2020

Đơn vị tính: Phịng

Cụm du lịch Loại lao động 2010 2015 2020

Lao động trực tiếp trong du lịch 17,810 32,480 50,670 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 35,620 64,960 101,340

Dalat và phụ cận

Tổng cộng 53,430 97,440 152,010

Lao động trực tiếp trong du lịch 1,430 3,824 7,560 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2,860 7,648 15,120

Bảo Lộc

Tổng cộng 4,290 11,472 22,680

Lao động trực tiếp trong du lịch 0,520 1,616 4,230 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 1,040 3,232 8,460

Cát Tiên

Tổng cộng 1,560 4,848 12,690

Lao động trực tiếp trong du lịch 19,760 37,920 62,460 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 39,520 75,840 124,920

Toàn tỉnh

Tổng cộng 59,280 113,760 187,380

Lao động trung bình/1 phịng khách sạn (người) 1,3 1,6 1,8

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

Như vậy: Do nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế từ nay đến năm 2020 chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Dalat và phụ cận. Nên, thời kỳ 2006 - 2010 đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở du lịch đã và đang được khai thác. Thời kỳ 2010 - 2020 đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn đồng thời với việc khai thác và đầu tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác. Ngoài ra, cần mở rộng đầu tư các khu du lịch ở phạm vi lân cận Dalat nhằm giảm bớt sức ép của lượng du khách lớn đến Dalat và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch ở cụm du lịch trung tâm này. Như vậy, trong tương lai, để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở cụm Dalat, việc đầu tư phát triển đồng bộ hai cụm du lịch Bảo Lộc và Cát Tiên là rất quan trọng và cần thiết.

Dự kiến, thời kỳ 2005 - 2010 Dalat và phụ cận vẫn chiếm khoảng 80% số khách của cả tỉnh. Thời kỳ 2011 - 2020, khi Bảo Lộc và Cát Tiên được đầu tư tương đối hồn chỉnh thì sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch đến đây; dự kiến thời kỳ này Dalat và phụ cận cịn khoảng 70-75% số khách của tồn Tỉnh. Ðịnh hướng đó đã được triển khai trong thực tế bằng việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đường xá tại Dalat, quy hoạch lại trên 80 điểm tham quan du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các sản phẩm du lịch, tôn tạo, nâng cấp nhiều danh lam thắng cảnh như thác Prenn, hồ Than thở, Thung lũng Tình yêu, Datanla... thác Ðambri, khu du lịch hồ Tuyền Lâm,...và đang còn tiếp tục với những dự án qui mô hơn. (Phụ lục 12: Các số liệu định hướng phát triển về du lịch Dalat)

3.2. Định hướng xây dựng & lựa chọn chiến lược Marketing du lịch: Tổ

chức không gian du lịch dựa trên sự hoạch định không gian kinh tế - xã hội của tỉnh và mối quan hệ về du lịch với các tỉnh lân cận để có chiến lược Marketing du lịch phù hợp. Căn cứ vào sự phân bố và đặc điểm của hệ thống tài ngun du lịch tỉnh Lâm

Đồng, có thể hình thành ba cụm du lịch chính tương ứng với ba khơng gian du lịch có

mối quan hệ liên hồn, trong đó khơng gian Dalat và phụ cận phía Bắc giữ vai trò là trọng tâm. Dalat được đánh giá là một cực quan trọng của tam giác du lịch trọng điểm của quốc gia ở vùng Nam Trung Bộ: Nha Trang - Ninh chữ - Dalat. Hơn thế nữa, đã và đang hình thành tam giác du lịch tăng trưởng Hồ Chí Minh - Dalat - Nha Trang và trục du lịch Vũng Tàu - Dalat. Điều này đã khẳng định vai trò trung tâm của Dalat trong phát triển du lịch của Lâm Đồng nói riêng, của vùng cũng như cả nước nói chung.

Thời kỳ 2006 - 2010: Tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở du

lịch đã và đang được khai thác chủ yếu là: Khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Tuyền Lâm, làng du lịch văn hoá các dân tộc ở xã Lát sẽ là hình ảnh thu nhỏ của Tây Nguyên với tất cả sự mơ phỏng điển hình cho các phong tục tập quán, sinh hoạt, truyền thống văn hoá, lễ hội của mỗi dân tộc trong cộng đồng như Bana, Êđê, Giarai, K'ho, Pacô, Chàm…và các điểm du lịch hồ Than thở, thác Cam ly, Đalanta, thung lũng Tình Yêu…

Thời kỳ 2010 - 2020: Tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn đồng thời với

việc khai thác và đầu tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác như: Khu du lịch thể thao núi Langbiang như một lâm viên quốc gia phục vụ du lịch và bảo

tồn tự nhiên, kết hợp du lịch sinh thái và tham quan thắng cảnh lớn không chỉ của Lâm Đồng mà còn của cả khu vực. Khu du lịch ĐanKia - Suối vàng là một trong những khu du lịch tổng hợp vào loại lớn nhất ở nước ta. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần mở rộng

đầu tư các khu du lịch ở phạm vi lân cận Dalat nhằm giảm bớt sức ép của lượng du

khách lớn đến Dalat và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch ở cụm trung tâm như: Khu du lịch hồ Đại Ninh với các điểm du lịch như thác Voi, suối nước nóng Nam Ban, thác Gougah, núi voi thác pougour. Khu du lịch hồ Đa Nhim kết hợp thắng cảnh tuyến đèo Ngoạn Mục; suối nước nóng Đạ Lãng (Lạc Dương).

(Phụ lục 13: Các cơ sở dịch vụ và chương trình về du lịch Dalat)

Việc quyết định lựa chọn chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat phải dựa vào ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường vi mô (nội bộ) và môi trường kinh doanh quốc tế. Không chỉ thế, muốn cạnh tranh cần phải áp dụng chiến lược thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn cầu hố. Bởi vì, khi mở cửa các yếu tố ngành cuả Dalat cũng sẽ thay đổi theo mơ hình “5 sức ép” của M Micichhaaeel lP Poortreterr: Thêm đối thủ cạnh tranh, xuất hiện sản phẩm thay thế, sức ép nội ngành, quyền lực của nhà cung cấp và của người mua (tăng/giảm?) như sau:

Ai đó đã nói: "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là sự tất

yếu của thương trường”. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản, những

đe dọa thách thức và cơ hội chủ yếu có được từ quá trình đối kháng trên nhiều phương diện: Chất lượng sản phẩm - Thương hiệu Phân phối - Giá cả - Truyền thông...

Bởi vậy, Dalat cần chủ động trao đổi thông tin với môi trường tồn xã hội, xem xét đánh giá tình hình và có sáng kiến để chủ động đối phó những thay đổi hay sự cố đột biến. Nhất là tạo lập một tư tưởng kinh doanh khác biệt, nắm chắc được thời cơ để khi có "cơ hội" là tranh thủ thời gian. Tuy nhiên, do ngành du lịch Thành phố Dalat hiện

đang bị hạn chế nhân lực, vật lực và tài lực, nên phải tập trung ưu thế, đột phá trọng điểm, thúc đẩy tồn cục. Mặc dù có tiềm năng du lịch lớn nhưng cũng khơng ít điểm yếu nên khơng thể chiếm lĩnh tồn bộ thị trường mà phải chọn “trong hai cái lợi lấy cái lợi

lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ " phát huy thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để lấn át cái

yếu của đối phương và khe hở của thị trường. Trong tình huống thời cơ và điều kiện thuận lợi như hiện nay, du lịch Thành phố Dalat một mặt phải thần tốc, quyết thắng. Mặt khác phải biết lùi bước, tự tin vào tương lai với chiến lược lâu dài để bảo đảm phát triển bền vững, trước mắt phải hy sinh vài lợi ích nhỏ trong một số lĩnh vực còn hạn chế.

Chiến lược Marketing du lịch Dalat như trên đã phân tích, có nhiều mục tiêu, giữa các mục tiêu không phải đều đã thống nhất. Do đó, trước hết cần sắp xếp thứ tự và quy định giới hạn ngưỡng của mục tiêu, từ đó dự đốn các khả năng và các u cầu bắt buộc, trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược định vị thị trường mục tiêu, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, điểm yếu, tiếp thị ...

3.2.1. Chủ trương xây dựng chiến lược (Hoàn thiện hệ thống Marketing)

Nhiệm vụ của Marketing du lịch là biến địa phương của mình thành điểm đến thân thiện với du khách. Để điều này hữu hiệu, Dalat cần sớm xây dựng cơ quan Marketing chuyên trách độc lập tách khỏi trung tâm du lịch thương mại và xúc tiến như hiện nay . Ơ Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng trong thời gian qua, mặc dù đã giải quyết được những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời và phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế hội nhập, đòi hỏi khả năng nghiệp vụ phải được nâng lên để đạt được chuẩn mực của quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, muốn có đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, cần quản trị họ theo cách chuyên nghiệp.

Ba chiến lược Marketing cơ bản ngành du lịch Dalat cần theo đuổi, đó là:

3.2.1.1. Chiến lược tăng số lượng khách hàng: Mục tiêu chính của chiến lược

Marketing du lịch Dalat là cố gắng thu hút du khách mới và cung cấp dịch vụ khác biệt cho số du khách cũ để họ hài lịng hơn, qua đó từng bước nâng số lượng du khách.

3.2.1.2. Chiến lược tăng số lượng du khách trung bình: Ngành du lịch Dalat

phải dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp du lịch và tìm kiếm du khách để có thể tăng số lượng du lịch trung bình hàng năm của mình.

3.2.1.3. Chiến lược tăng số lần du lịch thường xuyên của khách quen:

Trong khi ngân sách hạn chế du lịch Dalat muốn có một kế hoạch Marketing tốt, phải chọn được kênh truyền thơng thích hợp và kiên định với chiến dịch quảng cáo thường xuyên. Bởi vì, khơng phải tất cả những nguyên tắc được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế đều làm nên một chương trình Marketing hiệu quả.

Với mục tiêu đã đặt ra, thì mục tiêu của chiến lược marketing du lịch sẽ bao gồm: Xây dựng hình ảnh Dalat với thương hiệu “Thành phố hoa”. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, Thành phố Dalat sở hữu trong mình vẻ đẹp lãng mạn với những hồ, suối, thác, đồi trập trùng. Nhất là núi Langbiang được bao phủ bởi rừng thông và rực rỡ trên nền xanh của bầu trời chính là ngàn hoa. Dalat có quyền tự hào về những gì mình có và về thương hiệu “Thành phố hoa” có một khơng hai trong cả nước, thậm chí cả khu vực.

Phát triển Thành phố Dalat để được quảng bá như là một “điểm đến hấp dẫn của

cả nước và tiến tới là của khu vực trong tương lai”. Thành phố Dalat được gắn nhiều

mỹ từ với những lợi thế sẵn có về phát triển các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn riêng.

Tăng số lượng du khách cả nội địa và quốc tế. Số lượng khách du lịch đến với Dalat hiện nay đông nhưng thời gian ở lại điểm du lịch không dài cùng với những hoạt động du lịch đang diễn ra được coi là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Ngành du lịch của Dalat đã và đang được quan tâm đúng mức, cơ sơ hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch của Thành phố và các danh lam thắng cảnh được chú trọng đầu tư nên đã tạo ra những lực mới cho ngành du lịch - dịch vụ. Việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách phải được khẳng định bằng sức hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ và hiệu ứng của việc này chính là cơng ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Phát triển “Websie du lịch” sẽ là nguồn thơng tin chính cho du khách nước ngoài. Nhưng sự phát triển các địa điểm trên mạng cũng có nghĩa rằng Websie du lịch Dalat phải ngày càng sinh động hơn, để sưu tập được thông tin về những du khách như: Họ tới từ nơi nào? tại sao họ đến? đặc trưng nhân khẩu học? họ được thỏa mãn ra sao? bao nhiêu người trong số họ đến nhiều lần? họ chi tiêu thế nào? nhằm xác định nhóm du khách đáng thu hút. Bên cạnh đó cần kiểm tra những điểm hấp dẫn của địa phương, dự đoán được các loại hình du khách đang quan tâm để nhận dạng nguồn du khách mới.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, vấn đề là tranh thủ mọi cơ hội thu thập thông tin khách hàng, thị trường để hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh và dự báo những thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng nhằm ứng phó với những sự thay đổi.

Có thể nhận thấy việc phát triển thị trường của ngành du lịch Dalat trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều yếu kém: Thứ nhất, mới chỉ tập trung vào việc thu hút khách đến mà chưa quan tâm đến khả năng tiếp nhận và thoả mãn yêu cầu của khách. Vào những dịp lễ tết, sự kiện văn hoá, lễ hội hay những dịp nghỉ dài ngày, thường xảy ra tình trạng quá tải. Điều này gây ra những ấn tượng xấu và hậu quả làm giảm lượng khách trong tương lai. Hai là, khi khai thác nhu cầu của thị trường thường nhấn mạnh đến số lượng khách đến hơn là thời gian lưu trú hay mức độ chi tiêu của khách, ít nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách, vì vậy doanh thu và lợi nhuận trên một lượt khách thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Ba là, công tác xúc tiến vào các thị trường trọng điểm cịn nhiều hạn chế do đầu tư khơng đúng mức. Bốn là, chưa thực sự coi trọng việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong - ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức khai thác thị trường.

3.2.2.1. Thị trường Du lịch: Trong thị trường du lịch, hầu hết các cộng đồng

và địa phương đang chủ động tìm cách tăng thị phần theo cách phân đoạn du khách. Đối với thị trường du lịch Dalat hiện nay, do dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường, thơng tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... cịn hạn chế, hay đánh giá không đúng tầm mức quan trọng của nghiên cứu thị trường, dẫn đến hiệu quả còn yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường hạn hẹp nhất là khả năng khảo sát, khai thác và xử lý thông tin thị trường nước ngồi. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, hạn chế trong việc sử dụng cơng cụ tốn học trong thống kê.

Thực tế cho thấy, Dalat là nơi nhận khách du lịch, cịn cơng tác đưa nhân dân Dalat đi du lịch thì chưa được bao nhiêu. Do đó, chức năng chính là kinh doanh khách sạn và dịch vụ chứ chưa phải là kinh doanh du lịch, nên du lịch Dalat cần phải đi vào chiều sâu, chun mơn hố cao về mặt tổ chức. Thị trường mục tiêu mà du lịch Dalat cần tạo dựng là các khu nghỉ mát xa xỉ dành riêng cho nhóm khách du lịch cao cấp, bằng cách tiếp thị nhắm vào những lĩnh vực như chinh phục đỉnh núi Langbiang, khám phá thiên nhiên từ cáp treo, máng trượt đèo, về với rừng động vật q hiếm quốc gia, đi xe

đạp đơi, cưỡi ngựa, du lịch chữa bệnh, công viên hoa và vui chơi giải trí, siêu thị ban đêm …hoặc nơi ở chất lượng cao, kiến trúc đô thị độc đáo, đường cao tốc mới, những tour du lịch trọn gói hứa hẹn và một loạt những sản phẩm văn hóa đa dạng. Nhằm mục đích kéo thời gian lưu trú bình quân lâu hơn.

(Phụ lục 14: Các hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc sắc Lâm Đồng)

Bảng 3.8 : Những điểm đến hàng đầu tại Châu Á - Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược marketing du lịch dalat lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)